Theo kinh nghiệm của nhiều anh em lái xe lâu năm chia sẻ lời khuyên, người sử dụng xe nên có thói quen kiểm tra áp suất lốp trước khi lăn bánh. Ở các hãng xe sang hiện nay đã có bộ tự động cảnh báo áp suất lốp hỗ trợ người lái nắm được thông tin trực tiếp nhanh chóng, giúp chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống. Lốp trong trạng thái đúng áp suất sẽ tăng độ bền cho xe, phản ứng lái nhanh nhạy, tiết kiệm nhiên liệu và di chuyển êm ái hơn. Xe di chuyển khi lốp quá non hoặc quá căng có nguy cơ gây ra nguy hiểm cho người ngồi xe rất cao, lốp cũng nhanh mòn hay hư hỏng hơn.
Áp suất lốp hiểu đơn giản là áp suất không khí nén ở bên trong lốp xe, đơn vị đo áp suất lốp xe ô tô hiện nay là 1Kg/cm2, PSI, KPs hoặc Bar
1Kg/cm2 = 14,2 PSI
1 PSI ( Pound per square inch) = 6,895 KPa
1 KPa = 0,01 Bar
Tiêu chuẩn chỉ số áp suất từ 27-32 PSI là áp suất quy định của lốp xe 4 chỗ ngồi như Sedan, Hatchback, MPV và bán tải cỡ nhỏ 2 chỗ ngồi.
Một số dòng xe hiện nay được trang bị các loại lốp đặc biết nên mức tiêu chuẩn có thể lên tới 40 PSI. Mức tiêu chuẩn thường thấy của lốp xe từ khoảng 2.2kg đến 2.3kg, không có đời xe nào bơm lốp lên 3kg.
Các dòng xe 7 chỗ SUV hay Pickup cỡ lớn thì thông số tiêu chuẩn lớn hơn 4-8 PSI và có thể lên tới 45 PSI.
Bơm lốp đúng áp suất theo tiêu chuẩn nhà sản xuất giúp xe lăn trên đường bằng toàn bộ mặt lốp, mặt tiếp xúc được trải đều. Khi duy trì ổn định mức độ lốp căng đúng quy định sẽ hỗ trợ khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe, vận hành xe êm ái, mượt mà, ngoài ra di chuyển vào khúc cua ổn định hơn và quãng đường phanh ngắn nhất.
Tuy nhiên áp suất tiêu chuẩn do các hãng xe đã đặt ra thì áp suất thực tế cần được trừ đi một ít với phần áp suất do khối lượng hàng hóa, hành khách trên xe tạo ra. Nên giảm mức áp suất tiêu chuẩn ban đầu đi 10 - 15% sẽ là mức áp suất hợp lý.
Chỉ số được ký hiệu trên bánh xe là mức áp suất tối đa mà lốp đang sử dụng có thể chịu được. Lưu ý, đây không phải là mức áp suất tối ưu cho vận hành.
Thời tiết và khí hậu là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất lốp xe. Nếu nhiệt độ bên ngoài cao, nắng nóng lúc này áp suất lốp sẽ tăng lên do không khí nở ra. Nguy hiểm hơn, mặt gai lốp là trung tâm tiếp xúc trực tiếp với mặt đường gây mòn cộng thêm nhiệt độ cao do ma sát dễ xảy ra tình trạng nổ lốp. Ngược lại vào mùa đông nhiệt độ giảm xuống thì không khí sẽ bị co lại, áp suất trong lốp bị giảm xuống. Đó là lý do tại sao người dùng nên kiểm tra lốp định kỳ để đảm bảo chỉ số lốp xe luôn đạt ở mức tiêu chuẩn cho xe. Theo kiến nghị của nhà sản xuất không nên đo áp suất ngay sau khi dừng xe, chúng ta nên đợi lốp nguội hẳn ít nhất 4 giờ sau khi dừng xe mới tiến hành đo.
Cách duy trì áp suất lốp khá đơn giản, dụng cụ kiểm tra chỉ cần một đồng hồ đo áp suất lốp, mấy bơm khí và bút giấy. Trên thị trường hiện nay có loại đồng hồ đo áp suất thịnh hành là dạng đồng hồ tiêu chuẩn theo kim chỉ số và điện tử sử dụng pin hoặc cổng điện 12V. Người dùng cũng có thể tìm máy đo được bán phổ biến trong cửa hàng lốp xe ô tô.
Việc đo áp suất lốp xe khi nguội ít nhất từ 3 đến 4 tiếng sau khi xe chạy và ở nhiệt độ bình thường là điều bắt buộc để máy đo có thể đưa về chỉ số chính xác nhất. Trong những trường hợp đặc biệt phải kiểm tra ngay khi áp suất còn ở nhiệt độ cao thì có thể giảm đi 3 - 4 PSI
Người sử dụng xe cần kiểm tra định kỳ áp suất 14 ngày/lần tất cả các bánh, kể cả xe có hay đi thường xuyên hay không
Trên thị trường hiện nay có những loại đồng hồ đo áp suất phổ biến như:
Hãy tìm và chọn mua loại đồng hồ có suất xứ nguồn gốc rõ ràng, chính hãng, có giấy hướng dẫn sử dụng chi tiết. Sau đây là một số hãng đồng hồ đo được nhiều anh em tài xế tin dùng:
Lưu ý rằng để hạn chế tình trạng sai số, những loại đồng hồ chạy Pin nên kiểm tra thường xuyên vì nếu Pin yếu sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình kiểm tra.
Loại đồng hồ cảm biến hoặc có nguồn điện 12V cũng nên đảm bảo ổ cắm kỹ càng trước khi bắt đầu đo áp suất lốp.
Người sử dụng xe có thể đưa xe đến những gara sửa chữa ô tô, trung tâm bảo dưỡng xe chuyên nghiệp để đo áp suất, nếu không có thời gian hoặc dụng cụ đo.
Chỉ số thông tin về áp suất sẽ được dán tại khung cửa ghế hay trong sổ hướng dẫn sử dụng xe, nếu không tìm thấy thì bạn có thể nhờ chuyên viên sửa chữa ô tô để trợ giúp. Dựa vào thông số của nhà sản xuất thì sau đây sẽ là một số cách đo phù hợp như sau:
Vậy thông số ban đầu của nhà sản xuất cung cấp rất quan trọng, việc đo áp suất và bơm hơi vào lốp để lốp không quá căng hoặc quá non sẽ phải dựa vào những thông số đó.
Không nên lái xe khi lốp quá căng - Khi bơm lốp căng hơn so với chỉ số quy định, lốp sẽ có tình trạng phồng lên và nhô ra ở giữa làm giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, gây mòn ở phần giữa lốp. Nếu di chuyển với lốp xe quá căng trong thời gian dài sẽ bị giảm ma sát, lốp mau mòn và làm hạn chế khả năng giảm dằn xóc của xe
Bơm lốp thiếu hơi khiến lốp bị lún xuống và mòn nhanh chóng do phần rìa lốp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nhiều hơn. Lốp quá mềm còn tăng độ ma sát với mặt đường khiến động cơ bắt buộc phải sinh công nhiều hơn, làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Xe di chuyển lúc này cảm giác lái nặng nề không được mượt mà hơn bình thường
Lốp quá căng hoặc quá mềm là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng tới thời gian sử dụng xe, vì lốp tác động trực tiếp tới nhiều hệ thống động cơ trên xe. Nếu lốp mềm thiếu hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì có thể giảm đến 30% tuổi thọ. Còn khi căng hơn chỉ số tiêu chuẩn 30% thì tuổi thọ sẽ giảm đi 35-45%.
>>> Cách tính định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe ô tô
Hy vọng sau bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc một số thông tin để đảm bảo cho áp suất lốp xe của bạn luôn trong trạng thái ổn định. Ngoài ra chia sẻ một số kinh nghiệm đo áp suất hỗ trợ người dùng nắm được tình trạng lốp xe của ' xế cưng' để xe có những hành chình di chuyển an toàn, êm ái.
Tin Bán Xe là website chuyên cung cấp những thông tin về xe mới nhất trên thị trường xe ô tô trong và ngoài nước, cập nhật liên tục giá xe ô tô chính xác nhất. Chúng tôi tự hào là sàn giao dịch mua bán xe ô tô uy tín nhất tại Việt Nam. Nơi mua bán xe trên toàn quốc nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết