All Wheel Drive ( AWD) là hệ dẫn động 4 bánh tự động có nhiệm vụ cung cấp lực kéo đến tất cả các bánh, kèm theo sự phân bố lực kéo tự động bằng thuật toán bên trong ECU và người lái không thể điều khiển ở chế độ low hoặc high. Hiện nay rất nhiều hãng xe đã sử dụng AWD cho các dòng xe gầm cao như SUV, Crossover,... có khả năng chinh phục mọi địa hình.
Xuất hiện vào những năm 1930, hệ thống dẫn động AWD là kết quả nghiên cứu của 3 công ty ô tô lớn nhất lúc bấy giờ là AEC, FWD và General Motors.
Một chiếc xe được trang bị hệ dẫn động All Wheel Drive có khả năng phân bổ công suất xuống bánh sau nhanh chóng, khi nhận diện bánh trước có dấu hiệu bị trượt, AWD tạo cho xe có độ bám vững vàng trên mặt đường. Nên người lái hoàn toàn an tâm khi di chuyển trên đoạn đường địa hình gồ ghề, trơn trượt.
Hãng xe Subaru là hãng xe tiên phong trang bị hệ dẫn động AWD, còn với hãng xe Audi người ta thường gọi Quattro được hiểu là AWD. Hệ dẫn động có nhiều biến thể với khả năng điều chỉnh tỷ lệ lực kéo thông thường giữa cầu trước và cầu sau là 20:80 hoặc 40:60, một số xe còn cung cấp tỷ lệ 10:90 ví dụ như dòng Ford Everest đời mới. Tùy vào yếu tố vận hành của mỗi dòng xe và dựa trên điều kiện đường đi, tỷ lệ có thể thay đổi thành 50:50 hoặc 80:20.
Tại Việt Nam, AWD rất ít được trang bị cho những mẫu xe như Sedan hay Hatchback vì giá bán ra thị trường sẽ rất cao và chế tạo khá phức tạp.
4WD ( 4 Wheel Driving): Hệ dẫn động 2 cầu, những dòng xe có kí hiệu này là loại bán thời gian, người điều khiển có thể tùy chỉnh giữa dẫn động 1 cầu hoặc dẫn động 2 cầu. 4WD thường có 3 chế độ cơ bản: gài cầu sau, gài 2 cầu nhanh và gài 2 cầu chậm.
4WD thường dành cho những dòng xe gầm cao như SUV hoặc xe bán tải, sinh ra với nhiệm vụ để chinh phục mọi địa hình gồ ghề, đồi núi, thác,..
4 Wheel Driving có nhiều ưu điểm nổi trội hơn những hệ dẫn động cầu trước FWD hoặc cầu sau RWD. Những mẫu xe hiện nay đa số đều trang bị 4WD gài cầu điện tử với 3 chế độ: 2H, 4H và 4L. Khi di chuyển trên điều kiện đường bằng phẳng, xe sẽ sử dụng lực kéo tối đa 100% cho cầu sau. Nếu đường trơn trượt, khó đi tài xế có thể điều chỉnh qua chế độ 2 cầu nhanh, tỷ lệ truyền lúc này là 50% cho phía trước và 50% cho phía sau, được hiểu là 2 cầu đang đồng tốc.
Trong trường hợp xe đang đi tốc độ thấp để vượt đèo, lên đường dốc núi thì chế độ 4L hoặc gài 2 cầu chậm sẽ là trợ thủ đắc lực, lúc này mô men xoắn và lực kéo được đẩy tối đa giúp xe chinh phục mọi địa hình.
Nhiều anh em lái xe thường nhầm lẫn giữa AWD và 4WD thì sau đây Tinbanxe.vn sẽ giải đáp sự khác nhau giữa 2 hệ thống dẫn động này
AWD được gọi là hệ dẫn động 4 bánh tên đầy đủ chính xác hơn là ‘ dẫn động 4 bánh toàn thời gian’ có nghĩa là lúc nào xe cũng dẫn động 4 bánh. Dẫn động 4 bánh nhưng không phải lúc nào 4 bánh xe cũng có cùng một lượng mô-men xoắn ngang nhau. Dựa vào điều kiện hoạt động, xe sẽ tự tính toán để có mức truyền tải mô-men khác nhau. Khi xe chạy trên đường bằng phẳng như đường cao tốc, thời tiết khô ráo thì tỷ lệ mô-men truyền tới cầu trước và cầu sau là 80-20, còn khi đường trơn khó đi tỷ lệ sẽ là 60-40.
Tất cả tính toán và hoạt động trên đều do xe tự động thực hiện, tài xế không cần điều khiển. Do đó, thiết kế bảng táp-lô, khu vực điều khiển trung tâm của xe có phiên bản AWD tương tự bản 2WD ( một cầu), nhưng lại khác nhau ở cấu tạo trong hệ dẫn động, Tài xế không cần làm gì thêm nếu đang lái xe có bản một cầu vì cũng giống như lái bản AWD.
Nếu xét ra thì những dòng xe sử dụng hệ dẫn động bốn bánh 4WD chỉ chạy trên cả hai chục với cùng một vận tốc. Tại các góc cua, xe có trang bị hệ dẫn động 4WD dễ mất kiểm soát hơn vì một trục của xe đã bị khóa cứng, có nguy cơ cao bị trượt trên mặt đường khi xe đang bắt đầu vào cua.
Còn với AWD, hệ thống cho phép phân phối lực linh hoạt hơn, vận tốc của bánh trước không tương đương với bánh sau nên hỗ trợ lái xe sẽ ổn định hơn, giảm khả năng xe bị trơn trượt, tăng độ an toàn cho người ngồi xe.
Điểm nổi bật nữa của AWD là sở hữu bộ phận cảm biến tích hợp, có nhiệm vụ tính toán tình huống có khả năng gây trơn trượt bánh trong suốt hành trình vận hành xe. Ngoài ra AWD còn tự động phân bố tỷ lệ lực mô-men lên toàn bộ bánh xe ngay sau khi phát hiện bánh đang bị trượt.
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD tác động lên xe bất kì lúc nào khi xe đang hoạt động, có nghĩa là mọi thời điểm tính từ lúc xe di chuyển. Còn tác động của hệ dẫn động 4WD thường đứt quãng.
4WD sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm nhiên liệu nhỉnh hơn hệ dẫn động AWD bởi 4WD có thể tắt giảm mức tiêu hao nhiêu liệu nếu xe đang di chuyển trong điều kiện đường ít gồ ghề. Còn đối với AWD làm tăng trọng lượng và độ phức tạp của xe, tương đương với việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn một chút.
Hệ dẫn động All Wheel Drive giúp người lái rảnh tay hơn khi AWD cho phép xe có thể can thiệp điện tử, tự động điều chỉnh và phân chia lực kéo cho từng cầu. Ở các chế độ vận hành khác nhau, hệ dẫn động này cũng ưu việt hơn 4WD vì trong mỗi dòng xe sẽ cung cấp nhiều chế độ vận hành, với AWD mỗi đoạn đường di chuyển sẽ có chế độ riêng biệt cùng với tỷ lệ truyền lực tối ưu nhất.
Để tạo cảm giác cho người lái AWD, một số nhà sản xuất xe ô tô bổ sung tính năng cho phép người lái tùy chọn mức độ truyền mô-men giữa cầu trước và cầu sau nhằm mang lại cảm hứng vận hành chân thật, mượt mà.
AWD được đánh giá là hệ dẫn động thông minh, sản xuất dưới hàm lượng công nghệ hiện đại nhưng có trọng lượng lớn và giá thành của hệ dẫn động này cũng khá cao. Đa số được lắp đặt trong những dòng xe hạng sang và thường dành cho tầng lớp người có điều kiện.
Mỗi hệ dẫn động đều có những ưu nhược điểm nhất định, mỗi loại sẽ phù hợp với từng mục đích của nhà sản xuất cũng như mong muốn của người sử dụng. Từng dòng xe hiện nay khi thiết kế đều có một điểm mạnh để có thể sử dụng và hoạt động tốt trên một địa hình hoặc thời tiết.
4WD và AWD là 2 hệ dẫn động được quan tâm nhất hiện nay. Đối với những tài xế mua xe có ý định dùng để đảm bảo an toàn khi đi trên đoạn đường khó đi và thích tốc độ cao thì 4WD sẽ thích hợp nhất.
Trường hợp người dùng sử dụng xe cần độ vững vàng cao, di chuyển được trong tình trạng đường không bằng phẳng, đường trơn trượt và thời tiết xấu thì có thể tham khảo hệ dẫn động AWD.
Tuy nhiên không phải mẫu xe nào cũng được trang bị hai hệ dẫn động này bởi giá thành của nó khá chát. Nên thường được lắp đặt trong dòng xe cao cấp hạng sang có giá thành đắt đỏ, phù hợp những người có điều kiện.
Ngoài ra nếu nhu cầu đơn giản của người sử dụng chỉ là đi lại bình thường trong thành phố như đi làm, đi mua sắm và ở trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì có thể chọn hệ dẫn động FWD.
Đây là một bộ phận nằm giữa trục nối hai bánh xe sau hoặc bánh trước của xe, bên trong được trang bị hệ thống bánh răng là bộ ‘ vi sai’. Bộ vi sai sẽ được nối với động cơ bằng một ống hình trụ là láp dọc và hai đầu bằng láp ngang. Láp dọc sẽ quay khi động cơ chuyển động, sau đó tác động lên bộ vi sai làm quay 2 láp ngang giúp xe lăn bánh.
Nguyễn tắc cơ bản là hai bánh xe không được phép di chuyển cùng một vận tốc khi vào khúc cua bởi sẽ xảy ra tình trạng lết bánh có thể gây lật xe. Vậy nên, bộ vi sai có nhiệm vụ giúp hai bánh chuyển động độc lập, mỗi bánh phải dựa vào nhau mới có thể quay được.
Two Wheel Drive ( 2WD) là hệ dẫn động 2 bánh. Cụ thể hơn nếu 2 bánh sau là hệ dẫn động cầu sau ( RWD - Rear Wheel Drive), ở 2 bánh trước là hệ dẫn động cầu trước ( FWD - Front Wheel Drive ) .
Trong trường hợp xe di chuyển trên địa hình xấu, gồ ghề như lên núi, qua đèo dốc ( ví dụ : xe bị lún đất) mà xe dùng hệ thống 1 cầu thì chỉ cần 1 trong 2 bánh phát động mất ma sát thì một bánh sẽ quay liên tục trong khi bánh còn lại không quay được, lúc này xe dễ bị sa lầy không thể đi tiếp
Front Wheel Drive ( hệ dẫn động cầu trước). Lực và sức mạnh từ động cơ sẽ tập trung truyền hết về 2 bánh trước để đẩy xe đi lên. FWD thường thấy ở trên các dòng xe thông dụng như Toyota Vios, Honda City, Chervolet Cruze,...
Hệ dẫn động có thiết kế kết cấu nhỏ gọn, hỗ trợ giảm mức tiêu hao nhiên liệu và tăng thêm diện tích cho khoang cabin. Khi động cơ và hộp số được đặt tại 2 bánh trước thì lực kéo của xe sẽ được tăng lên tối đa.
Viết tắt của Rear Wheel Drive. Ngược lại với FWD, sức mạnh từ động cơ sẽ truyền cho 2 bánh sau để phát sinh lực cho 2 bánh sau tập trung đẩy xe về phía trước. Hệ đẫn động RWD được sử dụng rộng rãi thịnh hành trên những dòng xe du lịch trước khi FWD ra đời.
Đối với nhà sản xuất những dòng xe có trọng lượng lớn thường ưu tiên sử dụng RWD bởi tính năng nó mang lại hiệu quả hơn hẳn so với FWD. Nhưng RWD có một nhược điểm là thừa lái. Hiểu đơn giản là khi tài xế đánh lái xe có thể bị cua nhiều hơn, lưu ý cho những người sử dụng hệ dẫn động cầu sau nên căn chỉnh mức lái phù hợp và trừ hao điểm thừa lái của xe.
>>> Phim cách nhiệt ô tô là gì? Có cần thiết với ô tô hay không?
Hy vọng sau những chia sẻ của Tinbanxe.vn về hệ dẫn động AWD, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình dòng xe có hệ dẫn động thích hợp cho nhu cầu sử dụng cũng như hiểu thêm về tính năng của mỗi loại.
Tin Bán Xe là website chuyên cung cấp những thông tin về xe mới nhất trên thị trường xe ô tô trong và ngoài nước, cập nhật liên tục giá xe ô tô chính xác nhất. Chúng tôi tự hào là sàn giao dịch mua bán xe ô tô uy tín nhất tại Việt Nam. Nơi mua bán xe trên toàn quốc nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết