Phân biệt và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường phổ biến nhất để tránh bị phạt oan

Vạch kẻ đường là biển báo giao thông hướng dẫn, điều khiển giao thông trên các tuyến đường, hỗ trợ lưu thông trật tự cho các phương tiện và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có thể kết hợp cùng biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu cũng có thể dùng độc lập. Người điều khiển phương tiện cần phải nắm rõ quy định cũng như tuân thủ chấp hành đúng luật để tránh bị phạt oan.

Phân biệt và ý nghĩa 15 loại vạch kẻ đường phổ biến nhất

Vạch kẻ đường là biển báo giao thông hướng dẫn, điều khiển giao thông trên các tuyến đường, hỗ trợ lưu thông trật tự cho các phương tiện và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có thể kết hợp cùng biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu  cũng có thể dùng độc lập. Người điều khiển phương tiện cần phải nắm rõ quy định cũng như tuân thủ chấp hành đúng luật để tránh bị phạt oan.

Vạch dọc ( theo tim đường): Bao gồm vạch liền, vạch đứt quãng. Vạch liền sẽ bao gồm vạch đơn và vạch kép.

  • Vạch dọc liền: Được hiểu rằng phần đường này cấm các loại xe cộ ( xe cơ giới và xe thô sơ) không được vượt qua và đè lên phần vạch đó. Đây được xem là vạch kẻ để phân chia đường cho xe thô sơ và cơ giới thành chiều đi và chiều về.
  • Vạch dọc liền kép: Vạch này thường kẻ ở đoạn đường vòng, những đoạn đường rộng lái xe được phép chạy với tốc độ cao, mục đích để người tham gia giao thông chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác. Thêm một lưu ý cho xe ô tô rằng khi chạy trên đoạn có vạch dọc liền thì không được vượt ô tô đi trước.
  • Vạch dọc đứt quãng: Dùng để phân chia làn đường cho xe cơ giới và thô sơ. Khi ô tô lưu thông trên đường có đoạn vạch này sẽ được phép vượt ô tô đi trước, nhưng sau khi vượt xong phải nhanh chóng trở về làn đường của mình

Vạch ngang đường: Gồm có vạch liền ngang và vạch đứt quãng ngang đường

  • Vạch liền ngang: Chúng ta có thể hiểu vạch kẻ này có ý nghĩa báo ‘dừng lại’. Phần vạch này quy định mọi loại xe thô sơ và xe cơ giới phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Vạch đứt quãng ngang đường: Đây là phần vạch dùng phân chia phần đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp ( gần đường giao) sang đường.

Vạch vàng nét đứt: Quy định phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có giải phân cách ở giữa, các phương tiện tham gia có thể cắt qua sử dụng làn ngược chiều ở 2 phía.

 

 

 

Vạch đơn vàng nét liền: Vạch nét liền không đứt quãng quy định phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 đến 3 làn xe và sẽ không có giải phân cách ở giữa. Phương tiện tham gia giao thông không được đè vạch và lấn làn. Phần vạch đơn màu vàng nét liền thường được sử dụng trong cung đường nguy hiểm, không đảm bảo tầm nhìn cho người lái, khả năng xe va chạm cao. 

 

 

Vạch vàng nét liền đôi: Phân chia hai chiều cho đoạn đường có 4 làn xe trở lên và không có giải phân cách, phương tiện tham gia giao thông tuyệt đối không được lấn làn, đè lên vạch. Loại vạch này thường thấy ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ xe gây tai nạn giao thông đối đầu cao.

 

 

Vạch vàng một đứt, một liền: Dùng để phân chia chiều xe chạy cho đoạn đường có 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều.

 

 

Vạch vàng đứt song song:

Phần vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy theo thời gian. Hướng xe chạy có thể tùy khoảng thời gian trên đoạn đường và thay đổi theo người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu hoặc biển báo khác phù hợp

 

Vạch trắng nét đứt:

Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, thường từ 2 làn xe trở lên, phần vạch này cũng cho phép người điều khiển xe được phép di chuyển làn đường qua vạch

 

Vạch trắng nét liền: Phần vạch này để phân chia các làn xe cùng chiều và không cho phép xe di chuyển lấn làn, đè lên vạch.

 

Vạch trắng nét liền đôi: Hai đường vạch liền mạch song song dùng để chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau, thường thấy ở những đoạn đường có 4 làn xe trở lên. Quy định xe khi tham gia gia thông không được đè lên phần vạch này.

 

Vạch trắng hình con thoi:

Dùng để báo hiệu cho người lái xe sắp đến đoạn đường có phần vạch cho người đi bộ.

Theo quy định 41 về báo hiệu đường bộ, đây được hiểu là vạch 7.6, cảnh báo người lái phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ

 

Vạch xương cá chữ V: Theo quy định 41/2016, đây là vạch chia phương tiện theo hai hướng đi. Người tham gia giao thông không được lấn vạch và cắt qua làn vạch này trừ trường hợp cẩn khấp theo quy định của luật giao thông đường bộ.

 

 

 

Để nói rõ hơn chúng ta hình dung một hướng lên cầu vượt, một hướng khác đi phía dưới cầu vượt, người đi xe không được phép đi vào vùng vạch này

 

Vạch mắt võng tại ngã tư:

 

 

 

Vạch vẽ nét liền mắt võng màu trắng tùy loại vạch này không có quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về mặt pháp luật. Nhưng thực tế  phần vạch này mang tính chất hình ảnh giúp các phương tiện tham gia gia thông phân biệt rõ hơn nếu di chuyển vào phần đường này, nếu đi thẳng thì sẽ bị xử phạt vì loại vạch này thường đi cùng mũi tên chỉ làn đường rẽ phải.

 

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao: Phần vạch này được hiểu đơn giản là tạo khoảng không gian trống cho các phương tiện dừng lại chuẩn bị rẽ trái, sau khi đã vượt qua vạch dừng trên nhánh rẽ của nút giao có đèn tín hiệu giao thông cho phép rẽ trái nhưng lại không kịp vượt qua.

 

 

 

Khi đèn tín hiệu báo hết thời gian rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng nhưng chưa vượt quá khu vực làn xe chờ rẽ thì vẫn phải dừng lại trong khu vực làn chờ.

 

Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức

 

Tất cả vạch kẻ đường và phần biển báo giao thông mà chúng ta thường hay nhìn thấy trên đường đều không hẳn nằm trong quy chuẩn 41. Hiện nay cũng có thể tồn tại nhiều loại vạch cũ chưa được thay thế. 

Bộ giao thông vận tải đã xem xét lại tình hình để tránh gây lãng phí khi ban hành quy chuẩn 41 và theo “ Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ - 22 TCN 237-01” cho phép vạch kẻ đường và các biển báo hiệu cũ vẫn còn giá trị sử dụng. 

Hệ quả của việc tồn tại song song vạch cũ và vạch mới khiến người tham gia giao thông khá khó khăn trong việc nắm rõ và tuân thủ theo luật, nên không ít những CSGT lấy đó làm điểm yếu để phạt ‘oan’  cho nhiều người tham gia giao thông. Vậy chúng ta phải liên tục cập nhật và ghi nhớ các điều luật mới, nhất là những bác tài thường xuyên phải di chuyển đường dài.

 

 

  • Vạch số 1.6: dạng vạch đứt quãng màu trắng, loại vạch này báo hiệu rằng sắp đến vạch số 1.1 hoặc số 1.11, được hiểu dùng để phân chia dòng xe ngược chiều và cùng chiều.
  • Vạch số 1.8: phần vạch đứt quãng màu trắng dùng để phân chia làn đường giữa làn tăng tốc độ và giảm tốc độ ( còn được gọi là làn đường chuyển tốc) thường được kẻ ở nơi giao nhau, hỗ trợ cho xe tách nhập làn đường an toàn.
  • Vạch số 1.9:  hai đường vạch liên tiếp đứt quãng màu trắng kẻ song song,  phân chia làn xe dự phòng để tăng làn cho chiều xe có mật độ giao thông cao. Trên những đoạn đường này thường có đèn tín hiệu xanh và đỏ để điều khiển thay và đổi hướng.
  • Vạch số 1.11: hai đường vạch song song màu trắng, một đường liền mạch và một đường đứt quãng. Dùng để phân chia 2 đến 3 làn phương tiện có hướng lưu thông ngược chiều. Khi lái xe bên phần vạch đứt quãng được phép đè lên vạch để vượt xe.
  • Vạch 1.12: đường vạch liền mạch màu trắng kẻ ngang đường, báo hiệu người lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc biển báo ‘STOP’.
  • Vạch số 1.13: vạch kẻ theo hình tam giác cân màu trắng, báo hiệu rõ vị trí người tham gia giao thông phải dừng lại để nhường cho các phương tiện ưu tiên khác.
  • Vạch số 1.14: vạch này báo hiệu đoạn đường dành cho người đi bộ qua đường , thường thấy là các vạch kẻ đường có đoạn ngắn màu trắng song song với nhau.
  • Vạch số 1.15: quy định vị trí dành cho xe đạp, cắt ngang qua phần đường của xe cơ giới. Nếu ở những đoạn đường giao nhau không có người và tín hiệu đèn giao thông thì xe đạp phải nhường phần đường cho xe cơ giới di chuyển cắt ngang đường dành cho xe đạp.
  • Vạch 1.16.1: đường vạch hình tam giác bên trong có đường chạy cắt chéo góc nhọn, quy định phân chia dòng phương tiện theo một hướng.
  • Vạch 1.16.3: đường vạch kẻ thành hình tam giác màu trắng, vạch ở trong hình gãy khúc nằm ngược chiều với góc nhọn của vạch ngoài, quy định đảo nhập dòng các phương tiện tham gia giao thông.
  • Vạch số 1.17: đoạn vạch màu vàng gập khúc như chữ M ( có nhiều đỉnh), quy định là nơi dừng xe của các phương tiện vận tải công cộng thường thấy như xe buýt, chạy theo các tuyến đường nhất định.
  • Vạch số 1.18: đường vạch màu trắng có hình mũi tên, chỉ dẫn hướng đi cho các làn xe khác nhau. Loại vạch này thường thấy ở nơi giao nhau và tách ra từng làn riêng, lái xe bắt buộc phải theo quy định của mũi tên chỉ hướng đi.
  • Vạch số 1.19: phần vạch hình mũi tên màu trắng, báo hiệu sắp đến đoạn đường bị thu hẹp, làn xe theo hướng mũi tên bị giảm phải chuyển làn từ từ theo hướng mũi tên đã chỉ.
  • Vạch 1.20: vạch hình tam giác màu trắng, báo hiệu còn 2m đến 25m nữa sẽ gặp vạch 1.13 và biển hiệu ‘Giao nhau với đường ưu tiên’ số 208.
  • Vạch 1.21: vạch này báo hiệu ‘STOP’ phải dừng lại tại vạch số 1.12 và biển báo 122. Vạch số 1.21 thường cách vạch dừng khoảng từ 2 đến 25m.
  • Vạch số 1.22: được hiểu là số hiệu của đường đi, thường thấy trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên đoạn đường xe chạy.
  • Vạch số 1.23: vạch màu trắng kẻ theo hình chữ A, biển báo quy định làn xe dành riêng cho xe khách chạy theo tuyến nhất định, được kẻ trực tiếp trên làn xe.

=> Thông số kỹ thuật Mazda 2 2020

 

Kích thước các vạch kẻ đường

 

  Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại vạch kẻ đường như vạch kẻ dành cho xe máy, xe ô tô, vạch cấm dừng, cấm đỗ xe, cấm quay đầu xe. Mỗi loại sẽ có kích thước màu sắc khác nhau và được chia thành từng nhóm riêng.

 

Nhóm vạch phân chia tim đường (phân chia hai chiều xe chạy): 

  • Vạch đôi dùng để xác định ranh giới giữa các làn đường ( các phương tiện có thể chuyển hướng): vạch thường có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai vạch dài 15 đến 20cm, đoạn nét liền dài từ 1-2m, khoảng trống dài gấp 3 nét liền.
  • Vạch phân chia tim đường dạng đôi, có 1 nét liền và 1 nét đứt quãng: loại vạch này có 2 đường chạy song song và chiều rộng kích thước 15cm, khoảng cách vạch thường từ 15 đến 50cm. Loại vạch này chạy dài một đoạn đường theo quy định, còn với vạch nét đứt có đoạn liền nhau dài từ 1 đến 3m, khoảng đứt thường gấp đôi đoạn liền ( 1-2m)
  • Vạch phân chia tim đường dạng đôi, nét liền: loại vạch có 2 đường chạy song song nhau và chiều rộng bằng nhau là 15cm, khoảng trống giữa hai vạch dài 15 đến 50cm.
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét liền mạch: có chiều rộng 15cm, trải dài liền mạch trên đoạn đường theo quy định
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét đứt: chiều rộng 15cm, nét liền có chiều dài 1 - 3m
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét đứt quãng: có chiều rộng khoảng 15cm, từ 1- 3m vạch nét liền sẽ đứt khúc một lần, khoảng cách đứt dài 2 đến 6m ( khoảng trống dài gấp đôi độ dài của vạch nét liền)

Nhóm vạch phân chia đường chạy một chiều (cùng chiều): 

  • Vạch phân làn đường chạy cùng chiều, vạch đơn nét liền mạch:  có chiều rộng 15cm, chạy dài liền mạnh trên đoạn đường theo quy định.
  • Vạch phân chia làn đường chạy cùng chiều, vạch đơn nét đứt: vạch có chiều rộng 15cm, phần vạch nét liền cho chiều dài từ 1 đến 3m, khoảng cách đứt khúc dài gấp 3 lần đoạn nét liền (  khoảng 3 - 6m ).
  • Vạch giới hạn cho làn đường ưu tiên, thường thấy bằng nét liền hoặc nét đứt:  chiều rộng của phần vạch này lớn hơn các loại vạch thông thường khoảng 30cm. 

Nhóm vạch mép đường (giới hạn đường xe chạy): 

 

  • Vạch mép đường dạng đơn, nét đứt: khoảng rộng 15- 20cm, vạch nét liền là 60cm, khoảng cách phần đoạn đứt khúc cũng chỉ khoảng 60cm.
  • Vạch mép đường dạng đơn, nét liền: có chiều rộng khoảng 15 đến 20cm.

Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường

 

Đa số người tham gia giao thông tại Việt Nam hay nhầm lẫn làn đường và vạch kẻ đường, việc nắm rõ quy định làn đường, vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông. Nhiều người điều khiển các phương tiện hiện nay vẫn chưa phân biệt những lỗi sai và quy định về luật giao thông đường bộ được ban hành như thế nào,  minh chứng bằng việc vẫn còn khá nhiều tình trạng đi sai làn đường đang diễn ra, đặc biệt ở những thành phố lớn.

 

Làn đường là gì? Thế nào là đi sai làn đường?

 

Theo quy định điều 3 quy chuẩn 41/2016/BGTVT ban hành: Làn đường là một phần của đường xe chạy và chia theo chiều dọc của đường, có đủ không gian cho xe chạy an toàn tùy theo bố trí của mỗi đoạn đường sẽ có chiều rộng khác nhau. Một phần đường xe chạy thường từ 1 hoặc nhiều làn đường. Từng làn đường sẽ được phân chia theo quy định và được sử dụng để các phương tiện giao thông qua lại.

 

Điều khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: :"Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường"

 

Vậy nên người tham gia giao thông có thể hiểu đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường theo quy định trên đoạn đường đã phân chia làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường. Mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện như làn dành cho xe ô tô, xe tải riêng, làn xe gắn máy và xe đạp riêng. Việc phân chia làn theo từng loại phương tiện giúp giảm tình trạng kẹt xe đặc biệt là tai nạn giao thông hiện nay. 

 

 Lỗi đi sai làn đường là lỗi đi sai làn đường tại đoạn có biển báo ‘ Làn đường dành riêng cho từng loại xe’ Biển R.412 ( a, b, c, e, f, g, g ) và biển R.415 ‘ Biển gộp làn đường theo phương tiện’.

 

 

 

 

Dựa theo nghị định 46/2016/NĐ-CP, người tham gia giao thông điều khiển phương tiện sai làn đường sẽ bị xử lý tùy loại phương tiện như sau: 

  • Đối với xe ô tô, mức phạt là 800.000 đồng tới 1.2 triệu đồng và tước GPLX 01- 03 tháng.
  • Phương tiện là xe máy sẽ có mức phạt 300.000 - 400.000 đồng, tước GPLX từ 02- 04 tháng ( trong trường hợp nếu gây tai nạn giao thông ).
  • Xét phương tiện là máy kéo, xe máy chuyên dụng thì có mức phạt 200.000 - 400.000 đồng, tước GPLX từ 02-04 tháng ( nếu gây ra tai nạn giao thông ).
  • Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác sẽ có mức phạt khoảng 50.000 - 60.000 đồng

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

 

Vạch kẻ đường được hiểu là một dấu hiệu biển báo thường kết hợp chung với các loại biển và đèn tín hiệu giao thông nhằm phân chia, điều khiển các phương tiện lưu thông an toàn, tránh ùn tắc gây tai nạn. Vạch kẻ đường được phân chia nhiều loại vạch dựa vào vị trí, hình dáng, màu sắc của vạch, vạch liền hoặc vạch đứt khúc...v...v…

 

Người điều khiển phương tiện thường hay mắc phải lỗi không đi đúng làn đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo và đèn tín hiệu. Đa số thường gặp phải tại những đoạn đường giao nhau có biển báo hiệu ‘ Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo’ kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi ở trên mặt đường. 

Khi di chuyển phương tiện đè lên vạch liền màu trắng hoặc đè lên vạch kẻ đường sẽ quy thành lỗi không chấp hành theo vạch kẻ đường khi tham gia giao thông, dựa theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 100 - 200 nghìn đồng. 

 

Trong trường hợp người tham gia giao thông rẽ trái nhưng lại di chuyển vào làn có mũi tên đi thẳng hoặc dừng đèn đỏ có ô kẻ chéo sẽ bị quy vào lỗi ‘không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường’.

 

Các trường hợp khác

 

Trong trường hợp có vạch mắt võng nhưng không có biển báo ‘đèn đỏ được phép rẽ phải’ hoặc không có đèn mũi tên màu xanh báo rẽ phải thì người đi đường bắt buộc phải dừng lại trên phần vạch mắt võng. Theo quy định luật giao thông đường bộ đèn tín hiệu có hiệu lực cao nhất nên cho dù đoạn đường có vạch cấm dừng nhưng đèn tín hiệu lại cấm đi thì buộc phải dừng lại theo báo hiệu của đèn.

 

Đối với vạch kẻ phân cách làn theo hướng là vạch liền, các phương tiện di chuyển phải chuyển làn theo hướng muốn đi trước khi vào khu vực đó và tuyệt đối không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường là nét đứt thì các phương tiện được chuyển sang làn theo hướng khác nhưng phải chuyển làn trước khi tới vạch dừng xe.

Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống biển báo của luật đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu và cuối cùng là vạch kẻ đường.

Mức phạt đối với những lỗi nêu trên đối với xe ô tô là từ 100.000 - 200.000 đồng và điều khiển xe máy là 60.000- 80.000 đồng

Việc vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và sai làn đường có mức phạt khá khác nhau. 

 

=> Chế độ Eco là gì? 

 

Hy vọng sau những chia sẻ về phân biệt và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường, bạn đọc có thể hiểu thêm về luật giao thông đường bộ tại Việt Nam, giúp chúng ta tránh gặp phải tình trạng không rành luật mà bị phạt 'oan ức'.

Tinbanxe.vn là website cung cấp các tin tức về đánh giá xe, trải nghiệm các dòng xe mới nhất, cập nhật liên tục bảng giá xe ô tô của các thương hiệu xe lớn nhỏ. Cũng là sàn giao dịch mua bán ô tô trực tuyến uy tín nhất tại Việt Nam. Tin Bán Xe chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Thông số kỹ thuật Mazda2 năm 2020 - Hiệu suất dẫn đầu thiết kế tiên phong

Thông số kỹ thuật Mazda2 năm 2020 - Hiệu suất dẫn đầu thiết kế tiên phong

Mazda 2 supermini đã được cập nhật công nghệ hybrid nhẹ mới, thiết kế cập nhật từ trong ra ngoài và những thay đổi để giúp xe vận hành tốt hơn.
Tìm hiểu hệ thống điện trên xe ô tô - Cấu tạo và hoạt động

Tìm hiểu hệ thống điện trên xe ô tô - Cấu tạo và hoạt động

Khi nhắc đến xe ô tô, chúng ta thường nghĩ tới hệ thống dây điện chằng chịt cùng nối với bình ắc-quy. Mặc dù hệ thống điện là bộ phận không thể thiếu...
Mọi điều bạn cần biết về thông số kỹ thuật của Mazda 3 2020

Mọi điều bạn cần biết về thông số kỹ thuật của Mazda 3 2020

Mazda 3 2020 đứng đầu bảng xếp hạng xe nhỏ gọn của thương hiệu xe Nhật Bản. Hiệu suất hấp dẫn và nội thất cao cấp giúp nó nổi bật trong phân khúc cạnh...
Mazda 6 2020 đưa chất lượng và sự tinh tế lên một tầm cao mới

Mazda 6 2020 đưa chất lượng và sự tinh tế lên một tầm cao mới

Giá xe Mazda 6 phiên bản 2020 mới nhất ☑️Thông số kỹ thuật chi tiết Mazda 6 2020☑️ Chất lượng và sự tinh tế lên một tầm cao mới☑️Công nghệ tiên tiến,...
Nguyên nhân & cách khắc phục điều hòa ô tô lúc mát lúc không

Nguyên nhân & cách khắc phục điều hòa ô tô lúc mát lúc không

Theo nhiều phản hồi của anh em khi sử dụng xe trong thời gian nhất định thường gặp tình trạng điều hòa lúc mát lúc nóng, không lạnh sâu gây khó chịu...
Mazda CX-5 thông số chi tiết nhất năm 2020

Mazda CX-5 thông số chi tiết nhất năm 2020

Thông số kỹ thuật Mazda CX-5 / Tìm hiểu kích thước, mức tiêu hao nhiên liệu của xe Mazda CX-5 / Tính năng của động cơ, hệ thống treo, thân xe và các...
Cách tính định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe ô tô

Cách tính định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe ô tô

Có rất nhiều cách tính mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau nhưng kết quả được tính ra chưa phải là con số chính xác nhất. Khi xe hoạt động trong môi...
Mazda 6 nên chọn phiên bản 2.0L hay 2.5L Premium?

Mazda 6 nên chọn phiên bản 2.0L hay 2.5L Premium?

Nên chọn mua Mazda 6 động cơ tiêu chuẩn 2.0L hay 2.5L Premium✅So sánh sự khách biệt về hiệu suất động cơ, tính năng 2 phiên bản✅Click ngay để tham...
Caster Ảnh Hưởng Đến Việc Lái Xe Như Thế Nào?

Caster Ảnh Hưởng Đến Việc Lái Xe Như Thế Nào?

Trong tất cả các điều chỉnh căn chỉnh xe, caster có lẽ là người ít được biết đến và hiểu rõ nhất. Nếu không có caster, tất cả các loại xe sẽ kém ổn...
AWD là gì? Phân biệt AWD và 4WD - Ưu điểm hệ dẫn động AWD

AWD là gì? Phân biệt AWD và 4WD - Ưu điểm hệ dẫn động AWD

Một chiếc xe được trang bị hệ dẫn động All Wheel Drive có khả năng phân bổ công suất xuống bánh sau nhanh chóng, khi nhận diện bánh trước có dấu hiệu...
Những tin cũ hơn
Chế Độ Eco Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?

Chế Độ Eco Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?

Chế độ Eco đã trở nên phổ biến trên các phương tiện hiện đại. Các chế độ lái xe này nhằm giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu, nhưng thực tế chúng hoạt động...
Các công dụng & ý nghĩa chỉ số của dầu động cơ

Các công dụng & ý nghĩa chỉ số của dầu động cơ

Độ nhớt là gì ? Chỉ số nhớt quan trọng thế nào trong việc lựa chọn dầu nhớt động cơ phù hợp? Các thành phần cơ bản của dầu động cơ là gì?
Odo là gì? Kiểm tra Odo khi mua xe có thực sự chính xác?

Odo là gì? Kiểm tra Odo khi mua xe có thực sự chính xác?

Odo là khái niệm hiện nay còn khá mới mẻ với các anh em chơi xe, nên Tinbanxe.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho anh em Odo là gì hay Trip a Trip b là gì...
Chống ồn ô tô bằng cao su non - Những lưu ý cần biết

Chống ồn ô tô bằng cao su non - Những lưu ý cần biết

Phương pháp sử dụng cao su non không chỉ có tác dụng chống ồn cho ô tô mà còn có thể chống lại sự gỉ sét, mục gầm cho "xế cưng" của bạn.
Công nghệ skyactiv là gì ? Những giải pháp công nghệ và ưu điểm mang lại

Công nghệ skyactiv là gì ? Những giải pháp công nghệ và ưu điểm mang lại

Công nghệ SKYACTIV không chỉ giúp cải thiện hiệu suất nhiên liệu mà còn cả hiệu suất tổng thể xe Mazda của bạn.
Bảng giá xe Mazda mới nhất, ưu đãi khủng tháng 12/2020

Bảng giá xe Mazda mới nhất, ưu đãi khủng tháng 12/2020

Những ngày cuối năm trở nên ý nghĩa hơn báo giờ hết khi Mazda Việt Nam chào đón 2 sự kiện cùng lúc chính là kỷ niệm 100 năm thương hiệu Mazda và cũng...
Đánh giá xe Oshan X5 năm 2020 chi tiết nhất kèm bảng giá lăn bánh

Đánh giá xe Oshan X5 năm 2020 chi tiết nhất kèm bảng giá lăn bánh

Oshan X5 là một mẫu xe SUV đến từ Trung Quốc, Oshan là một thương hiệu con của thương hiệu Changan Auto có thiết kế trẻ trung và hiện đại hướng đến...
Mitsubishi Eclipse Cross 2021 ra mắt phiên bản mới mạnh mẽ và hiện đại hơn

Mitsubishi Eclipse Cross 2021 ra mắt phiên bản mới mạnh mẽ và hiện đại hơn

Vừa ra mắt thị trường, Mitsubishi Eclipse Cross 2021 đã gây xôn xao thị trường ô tô toàn cầu và cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nặng ký hiện nay.
Nissan Navara 2021 sắp ra mắt với loạt cải tiến vượt trội lấn át mọi đối thủ

Nissan Navara 2021 sắp ra mắt với loạt cải tiến vượt trội lấn át mọi đối thủ

Nissan Navara 2021 sẽ là phiên bản hoàn toàn mới sắp được hãng ra mắt thị trường với màn trình diễn cực kỳ ấn tượng và cuốn hút.
Top những siêu xe đắt nhất thế giới: Khẳng định đẳng cấp của tầng lớp thượng lưu

Top những siêu xe đắt nhất thế giới: Khẳng định đẳng cấp của tầng lớp thượng lưu

Nếu đam mê siêu xe thì bạn không thể không biết đến những cái tên sau. Dưới đây là danh sách 10 siêu xe đắt nhất thế giới, đương nhiên là trong đó...
Mua bán xe
Giá xe liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây