Các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam dùng khái niệm bảo hành, bảo dưỡng để chỉ hai nội dung khác nhau, nhưng nhiều chủ xe cho rằng bản chất của hai khái niệm là giống nhau.
Đây là lý do khiến nhiều người thắc mắc, tại sao các nhà sản xuất ô tô cam kết bảo hành ô tô mới từ 3-5 năm hoặc 100.000-150.000 km nhưng khi đi bảo dưỡng định kỳ, chủ xe vẫn phải bỏ tiền ra chi trả tiền nhân công, dụng cụ hoặc phụ tùng thay thế.
Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm bảo hành và bảo dưỡng xe ô tô. Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2017 thì bảo hành, bảo dưỡng sẽ được hiểu cụ thể như sau:
Nói một cách đơn giản, bảo hành là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những linh kiện gặp sự cố trong thời gian cam kết bảo hành của nhà sản xuất, chẳng hạn như: lỗi lắp ráp, phụ tùng bị lỗi. Nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm thay thế miễn phí hoặc sửa chữa các khiếm khuyết.
Bảo dưỡng là nghĩa vụ của chủ phương tiện đối với phương tiện của mình. Trong quá trình sử dụng, phải mang xe đến cửa hàng sửa chữa theo đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất để các kỹ thuật viên kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt nhất.
Nhiều người có kinh nghiệm mua xe cho biết, để chiều lòng khách hàng, các hãng xe thường xử lý linh hoạt hơn trong vấn đề này. Ví dụ, Honda Việt Nam hứa sẽ thay thế hoặc sửa chữa tất cả các lỗi vật liệu và các lỗi liên quan đến chất lượng trong điều kiện sử dụng và bảo dưỡng bình thường. Trong thời gian bảo hành, khách hàng không cần thanh toán chi phí thay thế, sửa chữa.
Hãng Hyundai cũng có điều khoản tương tự khi chịu trách nhiệm bảo hành bao gồm phụ tùng và nhân công đối với các hư hỏng liên quan đến chất lượng của vật liệu hoặc các lỗi sản xuất dựa theo điều kiện và điều khoản của bảo hành quy định.
Nhà sản xuất khuyến cáo, xe ô tô và các bộ phận nhất định phải được kiểm tra, sửa chữa và thay thế định kỳ ( thời gian hoặc quãng đường). Các hãng xe sẽ bảo hành miễn phí và không chịu các chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng xe. Đồng thời, việc giảm giá phụ tùng thay thế hay chi phí nhân công sẽ phụ thuộc vào chương trình hậu mãi của từng hãng xe. Chủ xe phải thanh toán chi phí phụ tùng, lắp đặt khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ.
Hiện nay, các hãng xe đều có quy định cụ thể về chi phí bảo dưỡng định kỳ với 3 mức: Nhỏ - Vừa - Lớn. Số tiền sẽ tăng dần theo mức độ bảo trì. Thông thường, chủ xe sẽ được miễn phí nhân công khi bảo dưỡng xe ở mức 1.000km/ 1 tháng đầu tiên. Ngoài ra, chủ xe có thể cho xe đi bảo dưỡng tại các gara tư nhân, nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên sử dụng phụ tùng chính hãng khi thay thế.
Tóm lại, việc bảo hành, bảo dưỡng đều có mục đích đảm bảo khả năng vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật của xe. Các nhà sản xuất cần sự hợp tác của người sử dụng xe để dễ dàng theo dõi, quản lý chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe.
=> Xem thêm: