Giấy phép lái xe (thường được gọi là bằng lái) là một loại chứng chỉ mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân, cho phép cá nhân đó có quyền sử dụng, tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
Để có thể điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên đường chúng ta cần phải có giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe ngày nay cũng quan trọng giống như chứng minh thư vậy, khi điều khiển xe mà không có chúng hoặc giấy phép trái với quy định nghĩa là bạn đang vi phạm pháp luật. Có nhiều vấn đề liên quan đến loại giấy phép này, bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật các vấn đề đó. Cùng bắt đầu thôi.
Giấy phép lái xe (thường được gọi là bằng lái) là một loại chứng chỉ mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân, cho phép cá nhân đó có quyền sử dụng, tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Có nhiều loại giấy phép lái xe, mỗi loại tương ứng với khả năng điều khiển các dòng xe khác nhau theo quy định của pháp luật. Để lấy được loại giấy phép này, cá nhân phải đăng ký và tham gia thi tập trung.
Có đến 10 loại giấy phép lái xe hiện nay, chúng ta cùng đi rõ vào từng loại ngay bên dưới đây nhé!
Đây là loại bằng lái được cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc và người khuyết tật để điều khiển mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
Đây là loại bằng lái được cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên và cả các loại xe đã quy định trong giấy phép lái xe hạng A1.
Đây là loại bằng lái được cấp cho người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định định trong giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự như xe lam ba bánh, xe xích lô gắn máy.
Đây là loại bằng lái được cấp cho người điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg.
Bằng lái xe hạng B1 được cấp cho người không phải hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe dưới đây:
Xe ô tô có 9 chỗ ngồi kể cả chỗ của người lái
Ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
Ô tô dùng cho người khuyết tật
Đây là loại bằng lái được cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.
Bằng lái xe hạng C được cấp cho người điều khiển các loại xe dưới đây :
Xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên
Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên
Các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2
Bằng lái xe hạng D được cấp cho người điều khiển các loại xe dưới đây:
Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe
Các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
Bằng lái xe hạng E được cấp cho người điều khiển các loại xe dưới đây:
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng F được cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng có thể kéo rơ-moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ-mooc, ô tô nối toa.
Bằng lái xe hạng F còn được chia nhỏ thành những loại như sau:
Giấy phép lái xe hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
Giấy phép lái xe hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
Giấy phép lái xe hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
Giấy phép lái xe hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Ngoài ra các loại bằng lái xe hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg
Giấy phép lái xe ô tô giường nằm và xe buýt được quy định chung là sử dụng giấy phép lái xe hạng E.
Mỗi loại giấy phép lái xe có thời hạn khác nhau, đây là điều bạn nên nắm rõ để tránh trường hợp giấy phép của mình hết hạn nhưng không biết. Cụ thể như sau:
Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3: Không thời hạn
Giấy phép lái xe hạng A4, B1, B2: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp
Giấy phép lái xe hạng C, D, E, F: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp
Giấy phép lái xe là loại giấy tờ quan trọng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được. Có một số điều kiện nhất định đối với việc học và thi bằng lái xe như sau:
Người thi bằng lái xe là công dân của nước Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam.
Có đầy đủ sức khỏe và tinh thần minh mẫn để điều khiển phương tiện giao thông
Đủ tuổi theo quy định:
Đối với xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc: đủ 16 tuổi trở lên
Đối với giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1: đủ 18 tuổi trở lên
Đối với giấy phép lái xe hạng B2: đủ 21 tuổi trở lên
Đối với giấy phép lái xe hạng F (điều khiển ô tô tải, máy kéo có trọng tải kéo rơ-moóc FB2): đủ 24 tuổi trở lên
Đối với giấy phép lái xe hạng F (điều khiển ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi kéo theo rơ-moóc FD): đủ 27 tuổi trở lên
Đối với ô tô chở người trên 30 chỗ: tuổi tối đa cho nữ là 50 và cho nam là 55
Ngoài ra nếu muốn nâng hạng bằng lái người điều khiển phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn. Cụ thể là:
Từ B1 lên B2: Thời gian hành nghề 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên
Từ B2 lên C, C lên D, D lên E, các hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: thời gian hành nghề 3 năm trở lên và 100 000 km lái xe an toàn trở lên
Người học để nâng hạng giấy phép lên D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Hồ sơ đăng ký thi cấp giấy phép lái xe như sau:
1 đơn đề nghị thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo quy định
1 bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn thời hạn)
1 giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
Hồ sơ đăng ký nâng bằng lái xe gồm những loại giấy tờ:
1 bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định
1 bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương đối với trường hợp muốn nâng hạng lái xe lên D, E
1 bản sao giấy phép lái xe
Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam có thể đăng ký thi bằng lái xe theo quy định. Bằng lái xe tại nước ngoài không được chấp nhận tại Việt Nam, do đó người nước ngoài có thể chọn lựa thi lại bằng mới hoặc đổi bằng lái theo quy định tại Việt Nam.
Xem thêm : Cập nhật bảng giá xe oto chi tiêt mới nhất năm 2025
Hồ sơ đổi bằng lái xe sẽ nộp tại Sở giao thông vận tải của tỉnh hoặc thành phố đang cư trú. Thủ tục hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu có dán ảnh
Giấy khám sức khỏe có dán ảnh và không quá 12 tháng kể từ ngày cấp
Photo hộ chiếu cùng bản chính để đối chứng
Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài sang tiếng Việt theo quy định, kèm theo bản chính để đối chiếu
4 ảnh màu 3x4 cm
Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam rất nhiều, trong quá trình đó họ cũng cần di chuyển bằng các phương tiện giao thông. Nhà nước Việt Nam tạo nhiều điều kiện cho người nước ngoài thi bằng lái. Điều kiện thi và cấp bằng lái xe cho người nước ngoài như sau:
Visa vào Việt Nam có thời hạn 3 tháng trở lên
Bảng sao visa, hộ chiếu
Giấy khám sức khỏe
2 tấm ảnh màu cỡ 2x3
Trong điều kiện người nước ngoài muốn thi bằng lái ô tô thì phải đăng ký một khóa học lái xe kéo dài từ 3 tháng trở lên rồi mới được quyền thi và lấy bằng lái theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bằng lái xe quốc tế là thuật ngữ không mấy xa lạ ngày nay, thực chất nó là bản dịch của bằng lái xe trong nước sang ngôn ngữ quốc tế. Đây là loại giấy tờ cho phép người điều khiển có thể tham gia giao thông tại quốc gia khác dựa trên giấy phép lái xe được cấp tại quốc gia của mình.
Tuy nhiên không phải ở đâu cũng chấp nhận loại bằng lái xe quốc tế này. Hiện này có 192 quốc gia cho phép hình thức nói trên. Tuy nhiên luật giao thông và đường xá mỗi nơi khác nhau, trước khi sử dụng đặc quyền này bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh những tình huống không đáng có. Ngoài ra luôn mang theo bằng lái xe gốc để đối chiếu vì chỉ có bằng lái xe quốc tế thì không hợp lệ.
Việc điều khiển phương tiện giao thông mà không có giấy phép lái xe là hành động trái quy định. Do đó theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã quy định mức phạt như sau:
Đối với xe mô tô:
Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Trường hợp không có giấy phép lái xe:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
Đối với xe ô tô:
Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về giấy phép lái xe. Đây là loại giấy tờ quan trọng nên bạn luôn phải mang theo bên mình và phải đảm bảo chúng còn giá trị sử dụng. Điều khiển phương tiện giao thông theo đúng quy định của pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, do đó bạn cần thực hiện nghiêm túc.
Tin Bán Xe là website thuộc Công ty TNHH Thương mại E-Com. Là trang web chuyên cập nhật các thông tin, review trải nhiệm - đánh giá chi tiết xe hơi, cập nhật bảng giá xe oto các hãng xe hơi trong và ngoài nước. Và là cầu nối giúp kết nối giữa người mua và người bán thông qua nền tảng mua bán oto trực tuyến hiệu quả. Chúng tôi không bán hàng trực tiếp, nếu có nhu cầu mua xe, xin vui lòng liên hệ với người đăng tin.