Hiện nay động cơ turbo được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại xe hơi. Nó xuất hiện ngay cả trên những chiếc xe phổ thông nhằm tăng sức vận hàng cho xe. Vậy động cơ turbo là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào, xin mời quý độc giả theo dõi bài biết dưới đây nhé!
Turbo hay còn được gọi là bộ tăng áp động cơ Turbocharger, được hiểu là một thiết bị thường được gắn vào họng xả của động cơ làm nhiệm vụ bơm và xả khí vào động cơ. Nó tạo ra nhiều không khí hơn vào các xi-lanh, giúp động cơ tạo ra nhiều công suất hơn.
Nói một cách đơn giản, động cơ turbo giúp tối ưu hóa quá trình đốt nhiên liệu và không khí. Hoặc có thể hiểu nguyên lý hoạt động của bộ tăng áp turbo là tối ưu hóa nguồn năng lượng, từ khí xả để dẫn động quay máy sau đó bơm không khí vào buồng đốt.
Bộ tăng áp bao gồm hai thành phần chính là tuabin và bộ nén. Khi khí thải của động cơ được dẫn đến tuabin đủ mạnh để làm quay tuabin. Bộ nén có nhiệm vụ nén không khí vào buồng nạp (xilanh) của động cơ. Nhiều không khí được nén vào xi-lanh, đồng nghĩa với lượng nhiên liệu được bơm vào động cơ nhiều hơn, giúp cải thiện hiệu suất của xe.G
Xem thêm: Giá xe ô tô cập nhật chi tiết mới nhất
Bộ tăng áp turbo mang lại một loạt lợi ích, do đó, tại sao chúng ngày nay rất phổ biến trên những chiếc ô tô hiện đại. Ở đây, chúng tôi liệt kê những điểm cộng chính của động cơ tăng áp.
Theo như nguyên lý hoạt động để tăng công suất động cơ cần phải tăng dung tích xy-lanh. Với động cơ đốt trong thì điều này sẽ dẫn đến việc nhà sản xuất sẽ phải thiết kế một động cơ lớn hơn và nặng hơn.
Trong trường hợp để đáp ứng khối động cơ này chiếc xe buộc phải có khung gầm chắc chắn và hệ thống phanh lớn, làm tăng trọng lượng, mất đi sự nhanh nhẹn, linh hoạt của xe, chưa kể giá xe còn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, động cơ tăng áp turbo không cần đến những điều đó. Ưu điểm lớn nhất của động cơ turbo là tăng công suất động cơ, giúp xe chạy với công suất lớn hơn mà không cần tăng số lượng và dung tích xi lanh. Theo những nhân viên kinh doanh ô tô có kinh nghiệm cho biết công suất động cơ có thể tăng từ 30 đến 40% với động cơ turbo so với động cơ không turbo.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, động cơ turbo cũng có một số nhược điểm:
Thứ nhất, do khả năng cung cấp sức mạnh cho xe vận hành. Và cung cấp cho xe gấp rưỡi động cơ thông thường động cơ turbo đòi hỏi phải có piston, thanh đẩy và trục khuỷu mạnh hơn để đáp ứng đúng yêu cầu và thông số kỹ thuật. Ngoài ra, lượng nhiệt tỏa ra từ bộ tăng áp động cơ khá lớn nên xe phải được trang bị hệ thống làm mát với bộ tản nhiệt lớn và các van chịu nhiệt tốt.
Khi sử dụng động cơ turbo, các tuabin có thể quay từ 100.000 vòng / phút đến 250.000 vòng / phút nên xe cần khoảng thời gian thay dầu ngắn hơn so với động cơ không có turbo tăng áp. Bên cạnh đó một bơm dầu có dung tích lớn hơn động cơ thông thường, đi kèm với bộ làm mát cũng là những trang bị rất cần thiết để đáp ứng nguồn cung cấp dầu cao phải được đảm bảo.
Cuối cùng, rõ ràng là công nghệ này sẽ làm tăng giá thành chi phí của xe sử dụng động cơ turbo so với những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường. Thêm vào đó là quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe, việc sử dụng động cơ turbo cũng đòi hỏi chi phí cao hơn vì vật liệu thay thế và sửa chữa đắt hơn.
Nếu như trước đây, động cơ turbo thường chỉ được lắp trên các dòng xe sang hoặc thể thao để tăng hiệu suất thì gần đây động cơ này còn được sử dụng trên các dòng xe bình dân. Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm thấy một số mẫu xe có động cơ turbo như Honda Civic, Hyundai Tucson, Hyundai Elantra, ...
Tin bán xe là website chuyên cung cấp dịch vụ đăng tin mua bán ô tô miễn phí uy tín hàng đầu Việt Nam.
Ảnh: Internet