•  196/1/29 Cộng Hòa, P.12, TP.HCM

Đèn báo lỗi ô tô và ý nghĩa ý nghĩa các đèn báo trên bảng taplo

Theo dõi Tinbanxe trên

Tất cả các dòng xe ô tô hiện nay đều có đèn báo lỗi trên bảng táp lô. Mỗi đèn báo, ký hiệu đều mang một ý nghĩa và chức năng riêng. Nó thường được chia thành nhóm nguy hiểm, cảnh báo hư hỏng và bình thường với các màu sắc khác nhau. Tất nhiên việc hiểu rõ toàn bộ các đèn báo lỗi ô tô là điều không dễ dàng.

Bất kể là bạn là người mới điều khiển xe hoặc đã có kinh nghiệm lâu năm thì cũng chưa chắc hiểu rõ ký hiệu đèn báo lỗi trên bảng táp lô. Đặc biệt không có nhiều người biết tổng cộng số đèn báo lỗi trên xe ô tô. Việc hiểu đúng ý nghĩa của từng ký hiệu đèn báo lỗi là rất quan trọng đối với người điều khiển xe. Nó giúp người lái xe đảm bảo an toàn và sớm nhận biết các dấu hiệu hư hỏng của xe để sửa chữa kịp thời. 

 

Tổng số đèn báo lỗi trên ô tô hiện nay


Các ký hiệu, đèn báo trên bảng táp lô của ô tô có ý nghĩa cảnh báo tình trạng hoạt động của xe nhằm cung cấp thông tin cho người lái. Trong một buổi khảo sát với hơn 2.000 tài xế ở Anh của Tập đoàn Britannia Rescue cho thấy 98% không hiểu hết ý nghĩa đèn báo lỗi ô tô. Trong đó có đến 52% tài xế chỉ hiểu ý nghĩa một nửa đèn báo lỗi ô tô. 
 

tong so den bao loi tren o to hien nay
64 ký hiệu đèn báo lỗi trên ô tô có ý nghĩa khác nhau


Chính vì vậy, tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn khác nhau của bảng táp lô thường xuyên có mặt trên các thương hiệu xe ô tô phổ biến. Việc làm này nhằm mục đích giúp các bác tài hiểu rõ ý nghĩa đèn báo ô tô để kịp thời sửa chữa hoặc cẩn thận khi chạy trên đường.
 

Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách


Hiện nay có tổng cộng 64 ký hiệu đèn báo lỗi phổ biến trên bảng táp lô của tất cả hãng xe ô tô. Nhưng chỉ có 12/64 ký hiệu xuất hiện thường xuyên và các dòng xe ở Việt Nam cũng nằm trong số đó. Trung bình những mẫu xe có mặt tại Việt Nam sẽ sở hữu từ 9 - 12 ký hiệu đèn báo lỗi ô tô phổ biến. 

tong so den bao loi tren o to hien nay 2


Nguyên nhân nào khiến nhiều tài xế không hiểu toàn bộ ký hiệu đèn báo trên bảng táp lô mặc dù đây là việc rất quan trọng? Xét về chủ quan hoặc khách quan thì người điều khiển xe không hiểu hết ký hiệu đèn báo là hiện tượng phổ biến.

Một mặt có đến 64 ký hiệu đèn báo khác nhau. Kế tiếp chính là sự thiếu đồng nhất về vị trí và cách ký hiệu của các hãng xe. Bạn sẽ thấy nhiều trường hợp một mẫu xe cùng dòng và thương hiệu nhưng vẫn khác nhau về đèn báo lỗi khi phân phối đến từng khu vực.

Chính vì vậy mà vấn đề người Việt Nam không am hiểu tất cả 64 ký hiệu báo lỗi ô tô là điều dễ hiểu. Đặc biệt là đối với các mẫu xe sản xuất tại thị trường nước ngoài như Mỹ hoặc Châu  u và nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.  

 

Khi nào xuất hiện đèn báo lỗi trên ô tô?


Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện đèn báo trên ô tô khá đa dạng. Thông thường là do quá trình sửa chữa. Cụ thể khi người thợ sửa xe tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn. Mặc dù cảm biến đó không bị hư nhưng khi đã tháo ra thì giống như lời cảnh báo an toàn của hãng. Trường hợp không xóa đèn thì về lâu dài cảm biến có thể sẽ hoạt động không đúng quy tắc.

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến đèn báo lỗi xuất hiện trên xe chính là một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề. Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro xảy ra.
 

khi nao xuat hien den bao loi tren o to


Một mẹo dành cho người điều khiển ô tô chính là dựa vào màu sắc của đèn báo lỗi để nhận biết. Nếu bất kỳ đèn nào sáng màu đỏ thì hãy kiểm tra lại xe ngay lập tức bởi có thể đó là lỗi gây nguy hiểm cho tài xế. Đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây nghĩa là hệ thống hoạt động bình thường. Nếu đèn báo màu cam hoặc vàng thì bạn cần liên hệ nơi bảo hành hoặc trung tâm sửa chữa để kiểm tra. 

Trường hợp phát hiện đèn báo lỗi trên bảng táp lô bạn cần bình tĩnh bởi vì đây chỉ là lời cảnh báo chứ không phải nguy hiểm sẽ xảy ra tức khắc. Tuy nhiên về lâu dài xe sẽ có nhiều rủi ro lớn và chi phí sửa chữa tăng cao hơn. Vì vậy bạn cần phải khắc phục sớm. Hiện nhiều dòng xe ô tô đời mới không dễ dàng để xóa mã lỗi. Điều quan trọng là sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên dụng để xóa lỗi nhằm đảm bảo an toàn. 

 

Ý nghĩa của 64 biểu tượng đèn báo lỗi trên bảng táp lô

 

y nghia cua 64 bieu tuong den bao loi tren bang tap lo
Nhóm đèn báo lỗi màu đỏ mang ý nghĩa nguy hiểm


Nhóm ký hiệu báo lỗi màu đỏ nằm trên bảng táp lô có ý nghĩa là đèn cảnh báo nguy hiểm. Số thứ tự của đèn sẽ từ 1 - 12. Cụ thể:

Đèn 1 Cảnh báo phanh tay: Phanh tay của xe có thể đang kéo lên trong lúc đạp ga. Do đó người lái cần nhanh chóng kiểm tra phanh tay. Hoặc cách tốt nhất là đem đến nơi sửa chữa để kiểm tra. 
Đèn 2 Cảnh báo nhiệt độ: Nhiệt độ của động cơ đang cao hơn mức cho phép. Người lái cần nhanh chóng kiểm tra hệ thống nhiệt độ. Trường hợp xe chạy được vài cây số mà đèn vẫn sáng thì phải nhanh đi kiểm tra. Vì xe có thể gặp trục trặc dẫn đến tiêu hao nguyên liệu động cơ nhiều hơn. 
Đèn 3 Cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp nhất: Khả năng xe thiếu dầu, bơm dầu bị hỏng hay đường ống dẫn bị tắc. Ngoài ra có thể dầu nhớt bạn đang dùng không đúng với lời đề nghị của nhà sản xuất. Cách tốt nhất là dừng xe để kiểm tra dầu nhớt đang dùng. Hoặc bạn cần chú ý tình trạng thiếu dầu sẽ khiến động cơ bị bó, các chi tiết không bôi trơn làm động cơ hỏng. 
Đèn 4 Cảnh báo trợ lực lái điện: Hệ thống trợ lực lái có thể bị lỗi dẫn đến vô lăng cứng gây khó khăn cho người điều khiển xe. Bạn cần căn chỉnh lại cảm biến trợ lực hay thay mới tùy vào tình trạng xe. Cách tốt nhất là kiểm tra tình trạng xem tay lái có lệch, khó điều khiển. 
Đèn 5 Cảnh báo túi khí: Túi khí gặp trục trặc hoặc nhiều túi bị vô hiệu hóa bằng tay. Bạn cần mang xe đến trung tâm uy tín để kiểm tra.
Đèn 6 Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Ắc quy chưa được sạc hay sạc không đúng cách. Lỗi này thường xuất hiện khi động cơ đang tắt. Bạn chỉ cần kiểm tra và sạc ắc quy đúng cách.
Đèn 7 Báo khóa vô lăng: Vô lăng đang bị khóa cứng do lúc tắt máy bạn quên trả về N hay P. 
Đèn 8 Báo bật công tắc khóa điện: Khóa điện xe đang ở trạng thái khóa. Do đó bạn chỉ cần mở lại công tắc khóa điện.
Đèn 9 Báo chưa thắt dây an toàn: Đèn báo bạn đang chưa hoặc có ít nhất 1 dây an toàn chưa thắt. Bạn chỉ cần kiểm tra lại việc thắt dây an toàn.
Đèn 10 Báo cửa xe mở: Một hay nhiều cánh cửa xe đang không được đóng kín. Bạn nên kiểm tra và đóng kín tất cả cửa xe. 
Đèn 11 Báo nắp capo mở: Ý nghĩa là nắp capo xe đang mở và chưa được đóng kín đúng cách. 
Đèn 12 Báo cốp xe mở: Cốp sau của xe chưa được đóng kín đúng cách. Bạn cần kiểm tra và đóng cốp xe lại.

Nhóm ký hiệu báo lỗi màu vàng nằm trên bảng táp lô có ý nghĩa cảnh báo hư hỏng cần sửa chữa.
 

y nghia cua 64 bieu tuong den bao loi tren bang tap lo 2
Nhóm đèn báo lỗi màu vàng cảnh báo hư hỏng


Đèn 13 Cảnh báo động cơ khí thải: Động cơ xe đang có vấn đề khi lượng khí thải cao hơn mức tiêu chuẩn. Bạn cần đem xe đến trung tâm gần nhất kiểm tra.
Đèn 14 Cảnh báo bộ lọc hạt diesel: Lượng khí thải của xe cao hơn tiêu chuẩn do bộ lọc hạt diesel đang có vấn đề. 
Đèn 15 Báo cần gạt kính chắn gió tự động: Cần gạt kính chắn gió tự động của xe có thể đang bị lỗi. Bạn chỉ cần kiểm tra lại cần gạt.
Đèn 16 Báo sấy nóng bugi/dầu diesel: Bugi sấy nóng dầu sẽ hỗ trợ xe khởi động dễ dàng đặc biệt là khi trời lạnh. Bạn cần đợi đèn hết sáng rồi mới khởi động xe.
Đèn 17 Báo áp suất dầu ở mức thấp.
Đèn 18 Cảnh báo phanh chống bó cứng: Cảm biến bánh xe phát hiện hệ thống chống bó cứng phanh ABS không hoạt động tốt. Do đó bạn cần đưa xe kiểm tra. 
Đèn 19 Cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: Hệ thống cân bằng điện tử đang hoạt động. Khi chạy đường trơn sẽ giúp xe cân bằng, tăng độ bám đường. Nếu bạn không thích chức năng này có quyền tắt nó đi. Tuy nhiên với người lái bình thường thì không nên tắt.
Đèn 20 Báo áp suất lốp ở mức thấp: Một hay nhiều lốp xe đang bị non hơi nên áp suất không đủ. Bạn cần kiểm tra và bơm hơi đúng áp suất tiêu chuẩn.
Đèn 21 Báo cảm ứng mưa: Khả năng cao cảm ứng mưa đang bị lỗi nên bạn cần đem xe đi kiểm tra.
Đèn 22 Cảnh báo má phanh: Má phanh của 1 trong số các bánh xe đang bị mòn quá mức nên bạn kiểm tra ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
Đèn 23 Báo tan băng cửa sổ sau: Với các quốc gia lạnh thì đèn báo hiệu cửa sổ sau xe đang có băng bám nhiều. Do đó bạn cần làm tan băng.
Đèn 24 Cảnh báo lỗi hộp số tự động: Hộp số tự động có thể bị lỗi nên bạn cần gọi cứu hộ đem xe kiểm tra ngay lập tức. Tuyệt đối không tiếp tục lái xe nếu đèn này báo sáng. 
Đèn 25 Cảnh báo lỗi hệ thống treo.  
Đèn 26 Báo giảm xóc.  
Đèn 27 Cảnh báo cánh gió sau. 
Đèn 28 Báo lỗi đèn ngoại thất.        
Đèn 29 Cảnh báo đèn phanh. 
Đèn 30 Báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
Đèn 31. Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
Đèn 32 Báo hệ thống chiếu sáng thích ứng.  
Đèn 33 Báo lỗi đèn móc kéo.
Đèn 34 Cảnh báo mui của xe mui trần.
Đèn 35 Báo chìa khóa không nằm trong ổ.
Đèn 36 Cảnh báo chuyển làn đường.
Đèn 37 Báo nhấn chân côn.
Đèn 38 Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp.
Đèn 39 Báo đèn sương mù sau.
Đèn 40 Báo đèn sương mù phía trước.
Đèn 43 Báo sắp hết nhiên liệu.
Đèn 44 Báo rẽ.   
Đèn 47 Báo trời sương giá.
Đèn 51 Báo thông tin đèn xi nhan.
Đèn 55 Báo xe cần bảo dưỡng.
Đèn 56 Báo nước vô bộ lọc nhiên liệu.
Đèn 57 Báo tắt hệ thống túi khí.
Đèn 61 Báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.
Đèn 62 Báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
Đèn 63 Cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu.
Đèn 64 Báo giới hạn tốc độ.
Nhóm ký hiệu đèn màu xanh nằm trên bảng táp lô

Đèn báo hiệu xanh và trắng nói lên trạng thái hoạt động của xe
 

y nghia cua 64 bieu tuong den bao loi tren bang tap lo 3
Đèn màu xanh


Đèn 41 Báo bật hệ thống điều khiển hành trình.
Đèn 42 Báo nhấn chân phanh.
Đèn 59 Báo bật đèn cos.  
Đèn màu trắng
Đèn 45 Báo chế độ lái mùa đông.       
Đèn 46 Báo thông tin. 
Đèn 50 Cảnh báo bật đèn pha.
Đèn 54 Báo hỗ trợ đỗ xe.
Đèn 58 Cảnh báo xe đang bị lỗi.
Đèn 60 Báo bộ lọc gió bị bẩn. 

 

Xem thêm : Cập nhật bảng giá xe oto chi tiêt mới nhất năm 2024 


Những mẫu đèn màu xanh dương, xanh lá và trắng chủ yếu là báo hiệu chứ không phải cảnh báo. Do đó khi bạn gặp nhóm đèn màu này thì cũng có thể yên tâm tiếp tục vận hành xe.

Mỗi ký hiệu và đèn báo lỗi trên bảng táp lô đều có những ý nghĩa khác nhau. Đó có thể là cảnh báo nguy hiểm, hư hỏng hoặc tình trạng hoạt động các bộ phận của xe. Nói đơn giản thì đèn báo lỗi trên ô tô cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người điều khiển xe. Do đó việc hiểu rõ ý nghĩa đèn báo lỗi là điều quan trọng đối với tài xế ô tô.

Tin Bán Xe là website thuộc Công ty TNHH Thương mại E-Com. Là trang web chuyên cập nhật các thông tin, review trải nhiệm - đánh giá chi tiết xe hơi, cập nhật bảng giá xe oto các hãng xe hơi trong và ngoài nước. Và là cầu nối giúp kết nối giữa người mua và người bán thông qua nền tảng mua bán oto trực tuyến hiệu quả. Chúng tôi không bán hàng trực tiếp, nếu có nhu cầu mua xe, xin vui lòng liên hệ với người đăng tin.

Đánh giá bài viết:4/5

Bài viết liên quan

Bản mới Mitsubishi Pajero Sport bổ sung trang bị với...

Bản mới của Mitsubishi Pajero Sport đã được âm...

Bỏ túi kinh nghiệm hạn chế va chạm ô tô ở bãi đậu xe

Không tuân thủ luật giao thông trong bãi đậu xe là...

Những nguyên nhân khiến ô tô gặp hỏa hoạn

Ở Việt Nam, những vụ cháy xe xảy ra không hề hiếm....

Làm thế nào để biết khi pin ô tô điện bị hỏng?

Khi pin xe ô tô điện bị giảm chất lượng thì ô tô...

6 lời khuyên hữu ích để chăm sóc xe điện của bạn trong...

Giống như các thiết bị công nghệ hiện đại ngày...

Những phụ kiện hữu ích trang bị trên ô tô nhằm bảo vệ ô...

Thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm thất thường như...

Kinh nghiệm chọn lốp xe cho ôtô

Trong những năm gần đây thị trường lốp xe tại Việt...

Nếu chiếc ô tô cũ của bạn đang rất hao xăng những việc...

Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải...

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi trời có mưa báo, sấm...

Lái xe ô tô dưới điều kiện thời tiết có mưa bão...

Những kinh nghiệm hữu ích để xử lý an toàn khi ô tô bị...

Vừa qua vụ ô tô khách 29 chỗ chở 30 người gồm lái...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây