Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, nền công nghệ ô tô đang ở thời kì phát triển đỉnh cao. Bên cạnh đó việc sản xuất các mẫu xe có thiết kế đẹp, thời thượng thì việc trang bị các công nghệ an toàn trên ôtô ngày càng được hãng chú trọng hơn. Hệ thống công nghệ an toàn trên xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm nhiều tính năng hiện đại - thông minh nhằm bảo vệ người lái và hành khách. Hệ thống an toàn cũng là một trong những yếu tố được người mua xe đặt lên hàng đầu.
Đây là một tính năng giúp hạn chế va đập nhằm bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu các chấn thương khi xe xảy ra tai nạn. Túi khí được lắp đặt ẩn trên xe và lập tức được kích hoạt căng phồng khi xe xảy ra va chạm mạnh.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có nhiệm vụ ngăn ngừa hiện tượng phanh xe bị bó cứng khi xe phanh gấp do má phanh ghì chặt vào đĩa phanh. Hệ thống phanh ABS sẽ liên tục điều khiển cho tăng/giảm áp suất dầu để phanh nhấp/nhả liên tục khi phát hiện một hay nhiều bánh xe có dấu hiệu giảm tốc bất thường so với các bánh còn lại.
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA giúp khắc phục tình huống phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực. Trong những tình huống bất ngờ, người lái không tính toán được quãng đường phanh tăng ngay cơ va chạm, lúc này hệ thống BA sẽ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ để đảm bảo xe an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất. Hệ thống phanh khẩn cấp BA hiện đang là một trong những trang bị cơ bản có mặt trên hầu hết các mẫu xe.
Hệ thống EBD giúp phân bổ lực phanh tương ứng với tỷ lệ phân bổ tải trọng trên từng bánh xe. Các bánh xe có sự phân bổ tải trọng không đồng đều, tải trọng tác dụng lên bánh trước lớn hơn vì hầu hết các dòng xe ô tô đều có động cơ đặt phía trước. Ngoài ra, tải trọng tác dụng trên hai bánh xe phía ngoài sẽ nhiều hơn khi xe quay vòng. Để phanh hiệu quả, lực phanh cần được phân phối theo tỷ lệ phân bổ tải trọng trên từng bánh xe, hệ thống EBD sẽ tính toán dựa trên tốc độ khác nhau giữa các bánh xe để điều chỉnh và cân bằng lực phanh để đạt hiệu quả phanh tốt nhất.
Công nghệ này sẽ làm cho xe ô tô ổn định trong các tình huống bánh xe bị mất độ bám. Trường hợp xe chạy với tốc độ cao, đường trơn, đường mưa, vào cua đột ngột hay đánh lái đột ngột tránh chướng ngại vật xe rất dễ bị hiện tượng thiếu lái hay thừa lái, văng đuôi, văng ngang nếu tài xế xử lý không tốt có thể mất lái. Khi phát hiện được sai lệch của góc đánh lái và góc quay thân xe, hệ thống sẽ can thiệp tác dụng vào phanh để điều chỉnh lại tốc độ của các bánh xe. Một số hệ thống cân bằng điện tử cao cấp hơn còn có khả năng can thiệp giúp giảm mô men xoắn từ động cơ truyền đến bánh xe.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP hiện đang được ứng dụng rộng rãi trên đa số xe ô tô từ hạng B như Honda City, Hyundai Accent, Mazda2,... và kể cả một số dòng xe hạng A như VinFast Fadil, Kia Morning,...
Hệ thống kiểm soát lực kéo thường là một tính năng nằm trong hệ thống cân bằng điện tử ESP. Hệ thống này giúp xe ô tô ngăn ngừa hiện tượng bánh xe bị mất lực kéo, trong các trường hợp phanh gấp, đánh lái gấp tránh vật cản, vào cua gấp ở tốc độ cao gây trượt dài. Bằng việc can thiệp điều chỉnh mô men xoắn động cơ và tác dụng phanh hệ thống TCS có thể giảm tốc độ bánh xe, giúp lấy lại lực kéo, điều này giúp xe ổn định và di chuyển theo đúng quỹ đạo.
HAC - hỗ trợ khởi hành ngang dốc giúp xe tự động phanh khi người lái nhả chân phanh sang chân ga lúc khởi hành ngang dốc. Người lái sẽ dễ gặp khó khăn trong lái xe đường dốc khi vừa nhả chân phanh đã chuyển sang chân ga hoặc ngược lại. Công nghệ HAC sẽ tự động giữ phanh nên người lái có thể xử lý cẩn thận hơn để xe tiến dốc an toàn. Đa số các dòng xe từ hạng B trở lên đều được trang bị hệ thống này.
Hệ thống hoạt động dựa trên tín hiệu từ các cảm biến, bộ phận tín hiệu gồm hệ thống đèn hay chuông báo để phát ra cảnh báo. Khi phát hiện xe phanh gấp hệ thống ESS sẽ kích hoạt để những người xung quanh có thể sớm nhận biết và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Hệ thống được đánh giá là một công nghệ giúp ích nhiều khi lái xe đường trường hay đường cao tốc. Tính năng này sẽ giúp xe tự động duy trì tốc độ theo cài đặt của người lái, vì vậy có thể hoàn toàn rời chân khỏi bàn đạp ga và hệ thống sẽ tự vận hành bằng cách điều khiển độ mở bướm ga. Sử dụng CSS cũng được xem là một cách tiết kiệm xăng hiệu quả bởi xe được vận hành ổn định hơn. Hệ thống điều khiển hành trình hiện nay có mặt trên phổ biến nhiều hạng xe như Toyota Vios, Honda City, Mitsubishi Attrage,...
Parking Aid Sensor một hệ thống an toàn trên ô tô giúp phát hiện và cảnh báo cho người lá về các vật cản xung quanh và khoảng cách ước tính giữa xe và vật cản khi lùi. Cảm biến này làm cho việc lùi đỗ xe trở nên an toàn hạn chế va chạm.
Đây là trang bị an toàn được đánh giá là một tính năng hỗ trợ rất nhiều khi lùi xe, nhất là lùi xe trong không gian hẹp. Giúp người lái quan sát toàn bộ khung cảnh phía sau xe, góc quay có thể lên đến 170 độ việc này sẽ hạn chế được các điểm mù phía sau đuôi xe, làm giảm rủi ro, nguy hiểm cho người lái.
Tính năng này khắc phục được tình trạng người lái quên kéo hoặc hạ phanh tay khiến xe trôi tự do. Với phanh điện tử EFB sẽ giúp xe ô tô tự động áp dụng phanh tay khi cần số chuyển về P và tự động nhả phanh khi xe chạy.
Auto Hold sẽ giúp xe tự giữ phanh trong các tình huống phải tạm dừng như chờ đèn đỏ, đợi đón hay trả khách. Ở những trường hợp này, để tránh bị trôi xe người phải đạp phanh liên tục, điều này hơi bất tiện, lúc người lái chỉ cần kích hoạt Auto Hold là có thể rời chân ra khỏi bàn đạp để chân được thư giãn.
Hệ thống nhằm theo dõi áp suất lốp và cảnh báo khi áp suất lốp không đạt yêu cầu. Khi lốp xe bị non hơi sẽ dễ bị thủng lốp thậm chí nổ lốp, với việc cảnh báo này sẽ giúp cho người lái xử lý kịp thời, để giảm các rủi ro khi di chuyển trên đường.
Đây là một tính năng giúp xe duy trì theo tốc độ cài đặt trước song song đó còn có thể tự động điều chỉnh tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Việc kiểm soát tốc độ xe bằng cách điều chỉnh bướm ga, nếu không đủ giúp xe giảm tốc an toàn thì ACC sẽ kích hoạt thêm hệ thống phanh xe.
Hệ thống HDC có tính năng làm giảm tốc độ các bánh xe nhờ vào việc điều chỉnh phanh và mô men xoắn động cơ. Điều này sẽ làm giảm được việc khi xuống đèo dốc, người lái rà phanh chân liên tục dẫn đến phanh bị nóng, có thể bị cháy làm cho phanh bị bó cứng hoặc xe bị mất phanh.
LDW là công nghệ giúp phát hiện xe đang chạy chệch làn đường và cảnh báo cho người lái. Thông qua camera nhận diện vạch đường, khi phát hiện xe không đúng làn sẽ phát tín hiệu qua âm thanh bíp, rung vô lăng hay hình ảnh trên màn hình đồng hồ. Hệ thống sẽ hoạt động chính xác hơn trong một số điều kiện như: xe đang chạy ổn định ở tốc độ cao, xe đang chạy đường thẳng, xe không bị xi nhan,...
Hệ thống LKA sẽ can thiệp giữ xe chạy đúng làn đường khi LDW cảnh báo xe chạy sai làn đường. Nếu phát hiện xe có dấu hiệu chạy chệch, LKA sẽ điều chỉnh mô men xoắn để chống lại chuyển động lệch của xe thông qua hệ thống lái điện. Hệ thống cũng sẽ gửi cảnh báo bằng tín hiệu rung vô lăng và âm thanh trong trường hợp nếu sau 100 giây mà việc điều chỉnh mô men không đủ để duy trì xe ở đúng làn.
Trang bị an toàn hỗ trợ chuyển làn ALCA trên xe giúp tự động điều hướng xe chuyển sang làn đường dự kiến một cách an toàn. Với hệ thống cảm biến hay radar đa chế độ sẽ kiểm tra các phương tiện di chuyển bên hông xe và phía sau xe hạn chế được các điểm mù. Trong trường hợp không thấy chướng ngại vật, đủ điều kiện an toàn, xe sẽ tự động chuyển làn đường. Tính năng này chỉ hoạt động trong một số điều kiện nhất định và vận tốc xe thường phải từ 80 km/h trở lên. Hệ thống ALCA được đánh giá là một bước tiến lớn trong lĩnh vực phát triển công nghệ xe tự vận hành.
Hệ thống cảnh báo va chạm trước FCW này sẽ gửi cảnh báo sớm bằng các tín hiệu rung vô lăng, âm thanh và hình ảnh trên màn hình đồng hồ để giúp người lái chủ động trong các tình huống có khả năng xảy ra va chạm. Nếu không thấy người lái phản ứng khi FCW đã đưa ra cảnh báo thì một số hệ thống hiện đại còn có thể tự động tác dụng phanh theo các cấp độ khác nhau để giảm tốc độ xe. Đây là một tính năng được đánh giá cao khi đã làm giảm thiểu được các rủi ro va chạm cao như: lái xe nhanh bất ngờ gặp chướng ngại phía trước, xe không giữ khoảng cách an toàn với xe trước, xe phía trước đột ngột giảm tốc, người đi bộ thiếu quan sát khi qua đường,...
BSM là một tính năng được đánh giá hữu ích nhiều cho người lái xe trong việc theo dõi diễn biến quanh xe và các điểm mù của xe dù gương chiếu hậu đã được chỉnh đúng cách. Bộ điều khiển BSM sẽ phát ra tín hiệu thông qua đèn cảnh báo ở góc trên của gương chiếu hậu khi có xe phía sau hoặc bên hông chạy quá sát xe mình, cũng có thể tín hiệu được phát qua âm thanh bíp và rung vô lăng. Qua đó giúp người lái nhận biết, xử lý và tránh được các tai nạn quan trọng.
Dựa trên tín hiệu từ cảm biến và radar phía sau xe khi RCTA phát hiện có người hay phương tiện cắt ngang trong lúc xe đang lùi, hệ thống sẽ cảnh báo cho người lái thông qua âm thanh bíp và hình ảnh màn hình báo đồng hồ.
Công nghệ cũng hoạt động dựa trên cảm biến, radar và camera, sẽ hỗ trợ xác định vật cản xung quanh và đưa xe vào chỗ đậu xe an toàn. Tính năng này rất phù hợp với các chỗ đậu xe chật hẹp hay người người mới lái xe. Hiện nay, với những xe tiên tiến hơn, người lái chỉ cần sử dụng smartphone điều khiển xe vào bãi đậu xe an toàn mà không cần ở ở trên xe.
Việc chuyển đổi chế độ từ đèn pha sang cos trong lái xe ban đen cũng khiến không ít người cảm thấy bất tiện. Vì bật đèn pha thì sẽ dễ gây chói mắt người lái xe chạy ngược chiều, còn nếu chỉ bật đèn cos thì cường độ ánh sáng đôi khi lại không đảm bảo cho tầm mắt nhìn tối ưu nhất. Đèn pha thông minh giúp đèn được được cường độ ánh sáng mạnh hơn, đảm bảo tầm nhìn tốt hơn nhưng không làm chói mắt các phương tiện đối diện đồng thời cường độ ánh sáng của đèn còn có thể biến thiên theo tốc độ xe.
Camera này giúp người lái quan sát được toàn cảnh khung xe, loại bỏ những điểm khuất, điểm mù để chủ động tránh được các tình huống va quẹt trong lúc lái xe cũng như lùi xe đỗ xe trong không gian hẹp.
=> Xem thêm Kinh nghiệm lái và sử dụng xe ô tô tại Tinbanxe.vn