Mặc dù ngày nay, đa số mọi người đều chọn xe hộp số tự động, nhưng vẫn có một lượng lớn người dùng thích sử dụng xe hộp số sàn.
Trong vài năm trở lại đây, hầu hết người dùng đều lựa chọn hộp số tự động khi mua xe. Xe hộp số sàn chỉ được lựa chọn bởi một số ít tài xế chạy dịch vụ hoặc những người có đam mê với xe số sàn.
Cảm giác làm chủ chiếc xe hoàn toàn thông qua vô lăng, chân ga, phanh, hộp số và chân côn là điều người dùng thích thú nhất đối với xe số sàn. Điều này hoàn toàn khó thấy trên các xe AT, CVT, DCT hay AMT.
Hộp số sàn có thể đi kèm lẫy chuyển số, cho phép người dùng chọn số hoặc tỷ số ảo. Tuy nhiên, nhiều tài xế lâu năm cho rằng xe số sàn thường gặp hiện tượng giật khi vào cua, nguyên nhân là do người sử dụng đã không chuyển sang số thích hợp và nhả chân côn. Chính điều này làm cho động cơ của xe bị gằn đột ngột, mang lại cảm giác rất khó chịu cho người sử dụng xe.
Ngoài ra, hộp số sàn còn cho phép người lái kiểm soát hoàn toàn hộp số. Trong khi đó, xe số tự động điều này có thể khó đoán khi chuyển số. Hộp số sàn còn cho phép người dùng chủ động quyết định thời điểm sang số sau khi xem xét tất cả các yếu tố liên quan. Máy tính không can thiệp vào các quyết định quan trọng.
Đặc biệt hơn, người lái có thể cảm nhận và làm chủ chiếc xe khi muốn tăng/giảm tốc bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc lái xe lên/xuống dốc sẽ nhẹ nhàng hơn vì người lái có thể chủ động giữ xe ở các số thấp trong dải công suất tối ưu để không bị mất sức kéo.
Trong một dòng xe, phiên bản số sàn luôn có giá bán thấp hơn phiên bản số tự động hàng chục triệu đồng. Tuy hầu hết thuộc các phiên bản thấp cấp nhất nhưng xe số sàn lại là ưu điểm đối với các tài xế chạy dịch vụ bởi có chi phí đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh.
Xe số sàn được đánh giá có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn xe số tự động khoảng 10% dù tương đồng nhau về thông số kỹ thuật.
Nếu người lái đã từng sử dụng qua xe số tự động, cụ thể là xe có hộp số CVT và lái xe ở các số thấp. Người lái có thể nhận ra rằng việc phanh động cơ trên xe số tự động kém chắc chắn hơn trên xe số sàn.
Nguyên nhân là do xe số tự động không có các bánh răng cứng như trên hộp số sàn. Mục đích của việc phanh bằng động cơ đó là làm giảm áp lực cho má phanh.
Cấu tạo của hộp số sàn đơn giản chỉ là hộp số với toàn các bánh răng. Ngày nay, chúng ta có một loại các hộp số để lựa chọn như CVT, DCT, AMT,...nhưng cấu tạo của chúng khá phức tạp.
Sự đơn giản của hộp số sàn đồng nghĩa với việc giá thành sản xuất rẻ, có chi phí bảo dưỡng và bảo hành hợp lý.
Ngược lại, xe số tự động sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống ECU ( hệ thống máy tính). Do đó, việc tăng giảm số sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống này, nhưng bù lại, xe số tự động sẽ có một số chế độ lái mang lại trải nghiệm lái tốt hơn.
Xe số sàn sẽ phản ứng ngay lập tức khi tài xế đạp chân ga. Đồng thời, xe số sàn còn giúp người lái chủ động tận dụng hết sức mạnh từ động cơ. Trong khi xe số tự động, sức mạnh của động cơ gần như do xe tự kiểm soát. Cụ thể hơn trong trường hợp hộp số sàn tự độn tăng tốc 0-96 km/h sau 10,5 giây thì hộp số sàn 5 cấp chỉ mất 8,1 giây. Khả năng tăng tốc của xe số sàn ưu việt hơn rất nhiều nếu sử dụng đúng kỹ thuật.
Xe số sàn còn hỗ trợ người lái có thể đưa vòng tua máy tới 'redline' hoặc thậm chí vượt qua, cho phép nhận được toàn bộ sức mạnh của xe tới cả 4 bánh với bướm ga mở hết cỡ.
=> Xem thêm: