Mô tả
XU HƯỚNG VAY TÍN CHẤP 2022
Năm 2022,nhu cầu vay vốn tín chấp sẽ được cải thiện tình trạng nợ xấu có thể gia tăng khi hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường,tuy nhiên các khoản nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm 2022.
xu hướng vay tín chấp 2022
1. Ngành ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Kể từ khi bùng dịch covid - 19 ngân hàng nhà nước việt nam và các tổ chức tín dụng đã ban hành kịp thời,triển khai quyết liệt đồng bộ giải pháp,chính sách để hỗ trợ người dân,doanh nghiệp vượt qua khó khăn như : tái cơ cấu,giãn hoãn các khoản nợ,miễn giảm lãi vay,giữ nguyên nhóm nợ,giảm phí thanh toán,giảm lãi suất…
Miễn giảm hạ lãi suất cho trên 1 triệu khách hàng
Ngân hàng nhà nước việt nam cho biết,thời gian qua đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng giảm dao động từ 1,5% đến 2,0%/năm đối với lãi điều hành,giảm 0,6% đến 1,0%/năm với lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng,giảm 1,5%/năm với lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Thực hiện nghị quyết của chính phủ,hầu hết các ngân hàng thương mại chiếm đến 75% tổng dư nợ nền kinh tế,đã thông nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện thị bằng giá trị tiền việt nam trong vài tháng cuối năm 2021.
Hầu hết các ngân hàng đã đồng thuận cùng nhau giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền cho khách hàng khoảng gần 30 tỷ đồng.Một số ngân hàng thương mại còn cam kết hỗ trợ khoảng gần 5.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay trong thời gian dịch bệnh covid - 19 đang hoành hành như hiện nay.
Hạ lãi suất cho gần 2 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,8 triệu tỷ đồng cho vay với lãi suất thấp hơn so với trước đại dịch covid-19 với doanh số lũy kế tổng số tiền lãi miễn giảm cho khách hàng khoảng hơn 20.000 tỷ đồng.Trong đó tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của các ngân hàng là gần 9.000 tỷ đồng đạt 45% so với cam kết
Ông Nguyễn Thế Minh phó giám đốc công ty cổ phần nhựa đồng nai cho biết,toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam là hơn 2.000 tỷ đồng,kể từ năm 2020 khi có sự ra đời
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thân,chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam,ông đánh giá rất cao gói hỗ trợ của ngành ngân hàng vì thực chất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ từ gói này khá nhiều.Thông qua một số lần các ngân hàng hạ lãi suất trong năm 2020 và có vài lần nhận được thông tư tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng để cơ cấu nhóm nợ.
2.Tập trung nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất
Điều hành tín dụng dựa trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được quốc hội và chính phủ đưa ra,ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm phù hợp với tình hình thực tiễn ưu tiên giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người đi vay
Tính đến tháng 8 năm 2021 tín dụng toàn kinh tế đạt trên 9 triệu tỷ đồng tăng mạnh lên đến gần 8% so với năm 2020 tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2020..
Lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng mạnh trong một số ngành nghề sau : nông nghiệp,lâm nghiệp,ngư nghiệp,xuất khẩu,công nghiệp.
Trong thời gian đến cuối năm và sang năm 2022 vừa hỗ trợ giúp khách hàng đi vay vốn,các doanh nghiệp để chuẩn bị cho công cuộc phục hồi kinh tế ,các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh một số biện pháp điều hành tín dụng trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn có những lĩnh vực ưu tiên
Không ngừng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và nên tránh sao hạn chế được mức thấp nhất mà nợ xấu mang lại hay nói cách khác là rủi ro trong lĩnh vực vay tín chấp.
Trên đây là một số chia sẻ của mình về xu hướng vay tín chấp trong năm 2020 này,những ai đọc được bài chia sẻ này cũng sẽ giúp các bạn hiểu thêm được phần nào về vay tín chấp để có những bước đi đúng đắn….
TẠI ĐÂY : https://sasibank.com/vn/xu-huong-vay-tin-chap-2022