Thói quen mà nhiều tài xế ô tô gặp phải đó là tắt máy ngay sau khi dừng xe, tuy nhiên theo các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô cho biết điều này hoàn toàn không nên nếu đó là động cơ tăng áp.
Thời gian trước đây, đã có nhiều lời khuyên dành cho tài xế rằng nên để động cơ nghỉ một lúc trước khi tắt máy hẳn, nhưng với trang bị công nghiện hiện đại trên xe ô tô hiện nay liệu điều này có còn cần thiết?
Để giải đáp thắc mắc, Tin Bán Xe sẽ chia sẻ kỹ hơn về điều này qua bài viết dưới đây, giúp các tài xế nắm được cơ chế tắt động cơ ô tô mà không gây hại cho xe.
Trước đây, người ta khuyến cáo người lái xe nên chạy không tải 1 phút trước khi tắt máy, đặc biệt là vào mùa đông. Mục đích là để quạt làm mát tiếp tục hoạt động. Nếu động cơ bị tắt, quạt sẽ ngừng quay, làm cho động cơ không được làm mát.
Khi ô tô đang chạy, động cơ ô tô sinh ra rất nhiều nhiệt, và cần có thời gian để nhiệt của động cơ được truyền sang nước làm mát. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, việc để động cơ chạy không tải trước khi tắt máy hoàn toàn không còn là bước cần thiết nữa.
ECU (hộp đen ô tô) có thể tự động điều khiển bộ làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống ngưỡng an toàn. Do đó, người lái có thể tắt máy ngay sau khi dừng/đỗ xe mà không lo bị quá nhiệt.
Tắt động cơ ngay lập tức sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Động cơ xe hiện đại được thiết kế với tiêu chuẩn có độ bền cao và có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này có nghĩa là động cơ có thể xử lý nhiệt dư thừa và không cần thời gian nghỉ ngơi trước khi tắt máy.
Trên một số loại xe hiện nay, ECU có khả năng tự động bật quạt tản nhiệt để làm mát động cơ.
Nhiều tài xế thường tắt động cơ ngay sau khi xuống xe mặc cho trước đó đã chạy xe một quãng đường dài. Điều này hoàn toàn không nên làm nếu xe đang sử dụng loại động cơ tăng áp.
Vòng tua máy của động cơ ô tô được giới hạn trong khoảng từ 5.000 đến 7.000 vòng / phút. Mặt khác, bộ tăng áp có thể quay nhanh lên đến 150.000 vòng / phút. Một chiếc xe trang bị động cơ tăng áp nhưng không có bộ làm mát ( Intercooler) có thể chịu nhiệt lên đến 150 độ C. Người lái xe không biết rằng quán tính đã giữ cho động cơ tăng áp quay tròn ngay cả khi chủ xe tắt động cơ.
Theo một số tài xế có kinh nghiệm, để tránh hỏng động cơ, một biện pháp mà các tài xế thường áp dụng là cho xe chạy ở chế độ không tải.
Tắt máy ngay sau khi đỗ/dừng xe sẽ làm hư hỏng bộ tăng áp. Nguyên nhân đầu tiên là do các dòng xe ô tô hiện nay đều làm mát bằng dầu, vai trò của dầu là tản nhiệt và chống hư hỏng cho vòng bi. Nguyên nhân thứ 2 là do nhiệt độ cao từ khí thải không được thoát hết ra ngoài.
Như chúng ta đã biết, động cơ tăng áp được cung cấp năng lượng bằng khí thải. Không khí nóng và tuabin quay ở tốc độ cao làm cho bộ tăng áp trở nên rất nóng sau khi lái xe. Nhiệt độ cao có thể khiến dầu động cơ bị cháy và mất đặc tính.
Trong trường hợp động cơ xe dừng đột ngột, khí thải vẫn còn bị giữ lại bên trong động cơ sẽ nhanh chóng phá hủy động cơ theo thời gian và làm giảm tuổi thọ của xe.
Nhằm đảm bảo động cơ tăng áp được bôi trơn hoàn toàn cũng như không có bất kỳ khói độc hại nào, người lái xe cần cho xe chạy trong một khoảng thời gian nhất định. Tắt động cơ có nghĩa là dầu và chất làm mát không thể lưu thông. Người lái cũng có thể giữ tốc độ động cơ thấp hơn trong vài km cuối để giảm nhiệt độ.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sau khi lái xe ở tốc độ cao hoặc quãng đường dài, tài xế nên để xe chạy không tải ít nhất 1 phút trước khi tắt máy. Hãng Ford đã khuyến cáo người dùng rằng cần nhả chân ga cho đến khi vòng tua động cơ trở về tốc độ quay không tải, sau đó mới tắt máy.
Nếu muốn chắc chắn rằng động cơ ô tô sẽ nguội hẳn sau khi chạy, tài xế có thể mở mui xe. Cách này giúp đẩy nhanh quá trình làm mát động cơ.
Việc mở mui xe sẽ giúp luồng khí nóng thoát khỏi khoang động cơ nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình làm mát. Ngoài ra, một số nhà sản xuất đã tích hợp thêm bộ turbo timer ( bộ đếm thời gian), điều này hỗ trợ cho quạt làm mát hoạt động thêm một khoảng thời gian sau khi động cơ đã tắt - quạt sẽ tự động tắt để tiết kiệm pin.
Tóm lại, các tài xế có thể tắt động cơ ngay sau khi dừng xe, tuy nhiên tránh áp dụng với động cơ tăng áp.
=> Xem thêm: