Lái xe ô tô đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn và sự bình tĩnh hơn xe máy. Việc luyện tập các kỹ năng lái xe ô tô là rất cần thiết vì lý thuyết bạn học chẳng là gì so với thực tiễn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những kỹ năng lái ô tô an toàn.
Công việc lái xe ô tô cần sức khỏe và độ tập trung cao, đặc biệt là những tài xế đường dài. Ngoài ra người điều khiển ô tô cần phải nắm bắt nhiều kỹ thuật lái xe để đảm bảo hành trình của mình an toàn. Hiện nay có khá nhiều kỹ thuật lái xe chuyên nghiệp giúp việc điều khiển ô tô an toàn hơn. Thậm chí một số trường hợp nguy cấp còn có thể cứu nguy. Vậy những kỹ thuật lái xe đó là gì?
Một trong những kỹ thuật lái ô tô an toàn mà bạn tuyệt đối không bao giờ quên chính là tập làm quen các vị trí trên xe (bất kể xe nào). Khi xe chưa chạy, bạn hãy thực hành những thao tác về phanh, ga, côn, cần số….. Mục đích là giúp bản thân ghi nhớ vị trí nhằm thao tác chính xác lúc xe chạy.
Ngoài ra bạn cũng nên điều chỉnh sao cho có một tư thế ngồi lái, đặt tay lên vô lăng và góc quan sát qua gương chiếu hậu tốt nhất. Đặc biệt khi khởi động xe thì nhớ cài dây an toàn trước. Trường hợp bạn không cài dây an toàn, túi khí sẽ không cứu được bạn mà thậm chí trong nhiều tình huống còn gây nguy hiểm hơn.
Xem ngay: Bảng giá xe ô tô mới nhất
Sau đây là một số kỹ thuật phanh xe ô tô đảm bảo an toàn cho người lái.
Phanh theo nhịp là kiểu thông dụng nhất. Chúng ta sử dụng nó khi đang di chuyển với tốc độ cao mà không muốn gây rủi ro cho xe. Với kiểu phanh này, bạn sẽ nhấp, thả theo nhịp đều đều nhằm giúp xe dừng dần dần mà không bó cứng bánh. Kể cả khi xe đã trang bị ABS thì bạn vẫn cần tập luyện kỹ thuật này.
Bạn nên chủ động đạp phanh hết cỡ nhưng vẫn phải giữ cho xe không quá giới hạn dẫn đến việc trượt bánh. Với kỹ thuật này bạn chỉ nên thực hiện khi đã tập luyện nhiều lần trong điều kiện chạy với tốc độ cao. Lúc phanh ngưỡng, bạn cần chú ý độ rung vô lăng vì đây là dấu hiệu thông báo lực phanh.
Bạn sẽ giữ nguyên tốc độ di chuyển nhưng rà phanh lúc xe bắt đầu vào cua. Lưu ý bạn chỉ nên rà phanh với một lực vừa phải. Xe có thể giữ tốc độ cao đồng thời giữ được lái đến khi thoát cua. Bạn cần luyện tập kiểu phanh này với người điều khiển xe có kỹ năng cảm nhận lực vừa đủ để rà phanh.
Đây là kỹ thuật phanh chuyên nghiệp giúp người lái vượt qua khúc cua rất nhanh. Tuy nhiên kiểu phanh này khá khó với người chưa quen di chuyển với tốc độ cao.
Bước đầu bạn sẽ nhấc chân phải khỏi chân ga rồi nhấn vào bàn đạp phanh. Trước lúc áp lực phanh có tác dụng bạn hãy nhanh chóng đạp chân côn. Lúc này tay phải hãy đẩy cần số về thấp trong khi tay trái giữ vô lăng sao cho áp lực phanh vừa đủ.
Sau khi hoàn thành về số, bạn trượt mũi chân phải sang bàn đạp ga, chạm thật nhanh và nhẹ để tốc độ động cơ và xe tương đồng. Sau đó bạn nhả côn, đặt chân phải lên bàn đạp ga rồi chờ đúng thời điểm tăng tốc khi ra khỏi khúc cua.
Ôm cua chữ chi là kỹ thuật hỗ trợ người lái đổ đèo nhanh và an toàn trong trường hợp sạt lở xảy ra. Ngoài ra, kỹ thuật này còn hỗ trợ người lái quay đầu xe nhanh gọn nhằm thoát hiểm lúc cần thiết. Đầu tiên bạn phanh xe theo đường thẳng và trước khi rẽ hãy nhả phanh. Bạn rẽ lái nhẹ nhàng và khéo léo lúc tới góc nhọn. Sau đó hãy tăng tốc để ra khúc cua nhanh.
Đối với kỹ thuật ôm cua chữ chi đôi sẽ có chút khác biệt. Đầu tiên bạn vẫn phanh theo đường thẳng và nhả phanh trước lúc rẽ. Sau đó hãy rẽ từ từ đến góc nhọn. Lúc thoát khỏi cua đầu, bạn không phải vội mà hãy lấn xe qua làn đối diện một chút. Nếu di chuyển xe nhanh quá sẽ khó ôm cua thứ 2 hơn.
Đánh vô lăng cũng là một trong những kỹ năng lái xe an toàn mà các tài xế cần phải nắm rõ. Sau đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đánh vô lăng chéo tay lúc rẽ phải:
Đầu tiên bạn sử dụng tay phải để kéo vô lăng xuống.
Kế tiếp bạn thả tay phải ra rồi đẩy vô lăng lên bằng tay trái.
Lúc này bạn đưa tay phải lên cao sao cho chạm vào vô lăng rồi kéo xuống.
Cuối cùng bạn cứ lặp lại các thao tác trên.
Sau những cơn mưa đường xá sẽ trở nên trơn trượt, từ đó lốp xe sẽ bị giảm độ bám trên mặt đường. Vậy khi di chuyển trên những con đường trơn trượt, chúng ta phải xử lý như thế nào? Đầu tiên bạn hãy nhớ cố gắng di chuyển thật chậm trên đường trơn để tăng diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường.
Trường hợp xe bạn không trang bị hệ thống phanh ABS thì đừng bao giờ đạp phanh gấp. Bởi vì xe của bạn sẽ rơi vào trạng thái bó cứng phanh khiến xe khó kiểm soát và trơn trượt hơn. Bạn hãy đạp chân phanh thật chậm rãi đồng thời điều khiển vô lăng theo đà trượt. Bạn cứ giữ nguyên như vậy đến khi kiểm soát được xe.
Bạn có thể đi theo vệt lốp xe ô tô trước vì chúng sẽ giảm độ trơn trượt trên đường. Đây cũng chính là một kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn trên đường trơn. Bên cạnh đó, bạn hãy bật đèn cốt hay đèn sương mù nhằm quan sát đường và các phương tiện khác dễ hơn.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy đậu xe theo kiểu ghép ngang hoặc lùi chuồng. Đây là kỹ năng lái xe khéo léo mà các tài xế cần nắm rõ. Khoảng cách tiêu chuẩn đậu xe ghé ngang không bao giờ đủ đối với người Việt Nam. Do đó bạn nên lùi xe khéo léo, cẩn thận hơn.
Khi đậu xe bạn hãy bình tĩnh mà thực hiện nhưng đừng bao giờ chủ quan hoặc tự tin quá mức. Lưu ý là quan sát gương chiếu hậu để đảm bảo an toàn. Nếu bản thân chưa có kỹ năng tốt thì bạn đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người.
Đối với những người mới điều khiển xe ô tô, họ thường mắc lỗi là chỉ quan sát phía trước mà bỏ quên gương chiếu hậu. Bạn hãy nhớ khi lái xe ô tô luôn phải nhìn gương chiếu hậu để quan sát phía sau và 2 bên đường. Đây là điều giúp bạn tránh các tình huống như tạt đầu xe khác, chèn vạch hoặc cọ thành xe lên ven đường. Mỗi khi lùi xe, bạn đừng bao giờ quay đầu hoặc thò đầu ra ngoài nhìn. Cách tốt nhất là luyện tập kỹ thuật nhìn gương chiếu hậu và lùi xe.
Khi điều khiển ô tô, nhiều người gặp khó khăn trong việc giữ khoảng cách, đặc biệt là với tình trạng giao thông đông đúc tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Do đó bạn cần phải luyện tập kỹ thuật giữ khoảng cách an toàn với xe khác. Cụ thể:
Đầu tiên bạn chọn một con đường có ít xe qua lại để luyện tập. Sau đó hãy nhờ một người xi nhan cho mình để bạn tập tiến xe tới dần rồi dừng lại trước khi xảy ra va chạm. Bạn hãy cố gắng tự cảm nhận và đo khoảng cách an toàn từ đầu xe của bản thân đến xe phía trước. Lưu ý mỗi xe đều có phần đầu dài ngắn không giống nhau. Do đó việc cảm nhận khoảng cách phía trước là cực cần thiết mỗi lần bạn điều khiển một xe lạ.
Trong quá trình vượt xe, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ, lo sợ và bối rối khi nhìn thấy một chiếc ô tô khác đi ngược chiều với bản thân. Lúc này điều đầu tiên bạn giữ được chính là sự bình tĩnh. Đối với tình huống này, kỹ thuật lái xe ô tô chuẩn chính là không đánh lái gấp đồng thời điều khiển cho xe đi đúng làn đường.
Với kinh nghiệm vượt xe an toàn, lời khuyên dành cho bạn là không bao giờ phóng nhanh vượt ẩu. Lúc vượt bạn nhớ quan sát khoảng cách phía trước đã đủ điều kiện an toàn để vượt xe chưa. Nếu cảm thấy yên tâm hãy vượt, ngược lại thì đừng làm.
Bất kể bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc lái ô tô thì những chia sẻ trên đây đều rất cần thiết. Việc luyện tập các kỹ thuật lái xe ô tô sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông. Hãy cố gắng ghi nhớ và luyện tập thường xuyên để trở thành tay lái xe an toàn nhé.
Tin Bán Xe website hàng đầu chuyên cung cấp thông tin về trao đổi, mua bán ô tô cũ và mới uy tín nhất Việt Nam. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng, nếu có nhu cầu mua xe vui lòng liên hệ đến người đăng tin.