•  196/1/29 Cộng Hòa, P.12, TP.HCM

Hướng dẫn kỹ thuật lái xe ô tô số sàn cơ bản và đơn giản

Theo dõi Tinbanxe trên

Học lái xe ô tô số sàn trong 15 bước cơ bản

Ở bất cứ chương trình nào đều có quá trình học từ cơ bản đến nâng cao, đối với người chưa bao giờ cầm vô lăng chắc chắn sẽ phải trải qua quá trình cơ bản như sau: 

 Bước 1. Thắt dây an toàn khi lái xe ô tô số sàn

Đây là quy tắc cơ bản nhất bắt buộc mỗi người sau khi lên xe phải thực hiện bước này. Thắt dây an toàn sẽ giúp bạn luôn an toàn trước những tai nạn rủi ro trong khi xe lưu thông ngoài đường

Bước 2. Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp ( côn, ambada) khi lái xe ô tô số sàn

Bạn nên tìm hiểu trước về nguyên tắc hoạt động của xe mình đang đi vì mỗi dòng xe đều có các thức hoạt động khác nhau, nếu nắm rõ điều này sẽ giúp tự tin thoải mái hơn khi điều khiển xe

Chân côn sẽ nằm phía bên trái, ở giữa là phanh và bên phải là chân ga ( CBA). Cách bày trí này cũng tương tự đối với những xe có vô lăng bên trái và vô lăng bên phải.

Côn được nhả ra có nhiệm vụ truyền động từ động cơ đang quay đến bánh xe và được phép sang số không cần mài côn của từng số riêng rẽ. Phải nhấn côn trước khi sang số ( lên hoặc xuống).

Bước 3. Điều chỉnh ghế khi lái xe số sàn

Điều chỉnh vị trí ghế vô lăng lên phía trước, đủ khoảng cách giúp người lái thoải mái, phù hợp cho phép bạn nhấn chân côn ( chân côn ở vị trí bên trái cạnh chân phanh) xuống sàn bằng chân trái.

Bước 4: Đạp hết chân côn ( bàn đạp ly hợp)

Hãy nhấn chân côn và giữ sát sàn và làm quen với cách thả chân côn nhanh và chậm. Các bạn nhớ chú ý xem chân côn chuyển động khác với chân ga như thế nào.

Bước 5 Kiểm tra đảm bảo cần số ở vị trí N ( Neutral) lái xe ô tô số sàn

Di chuyển cần số về vị trí trung tâm. Đây là vị trí cần số có thể di chuyển tự do từ bên này sang bên kia. Khi cần số ở vị trí trung tâm hoặc chân côn đang bị nhấn xuống thì xe được coi là không vào số.

Số N ( neutral)  là vị trí số 0. Khi cần số ở vị trí này động cơ xe hoạt động nhưng không chuyển động. Vị trí số N được sử dụng trong trường hợp kéo, đẩy xe, kéo xe trên đường. 

Sơ đồ chuyển số sẽ tùy thuộc vào mỗi loại xe và thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Việc chuyển số thành thạo mà không cần nhìn xuống cần số thì người lái nên rèn luyện kỹ năng này bằng cách để chìa khóa tắt, thực hành chuyển số ( kết hợp cùng với chân côn), mắt không nhìn số.

Bước 6 Khởi động xe 

Khi khởi động xe bằng chìa khóa đối với xe số sàn, nút nhấn Srart/Stop hãy kiểm tra cần số luôn phải ở vị trí số 0 ( N,mo), thắng tay còn trong chế độ thắng và đảm bảo đã đạp và giữ chân côn xuống sát sàn xe.

Bước 7 Bỏ chân khỏi bàn đạp ly hợp sau khi khởi động xe

 Sau khi xe nổ máy, người lái có thể nhả chân côn ( nhưng hãy đảm bảo cần số luôn ở vị trí trung tâm)

Bước 8: Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1

 

 Số đầu tiên ở vị trí phía trên bên trái và chú ý sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số.  Để vào số côn phải được cắt hoàn toàn, tức là bạn phải đạp hết hành trình chân côn xuống sát sàn xe . Nhiều người điều khiển cảm thấy việc vào số rất nặng và khó có thể do chân côn của xe chưa đạp hết tầm.

Người điều khiển ngồi nhìn thẳng phía trước, đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vô lăng lái, sau đó dùng mũi bàn chân đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn ( gót chân không dính vào sàn xe). Sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số lúc này đã bị ngắt.  Lưu ý đạn bàn đạp ly hợp phải đạp thật dứt khoát

 Bước 9 Chân trái từ từ nhả chân côn cho đến khi xe di chuyển

Từ từ bỏ chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi tiếng động cơ bắt đầu giảm. Bạn cũng có thể lặp lại bước này nhiều lần cho đến khi quen thuộc với âm thanh này. Đây cũng là điểm ma sát của ly hợp giúp xe chuyển động về phía trước và tạo cảm giác cho người lái nhận biết xe bắt đầu di chuyển

Nhả bàn đạp ly hợp để nối chuyển chuyển từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Người điều khiển muốn đảm bảo động cơ không bị tắt đột ngột, chuyển động êm ái không rung giật thì khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện các bước như sau:

  • Trong ⅔ hành trình đầu hãy nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà
  • ⅓ hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực

Bước 10: Sau đó dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để xe di chuyển theo ý muốn

Sau khi xe chạy, nhấc chân khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ rồi nhấn nhẹ vào chân ga. Nhấn nhẹ chân ga, thả nhẹ chân côn là nguyên tắc bạn nên nắm rõ. Nên thực hiện thao tác này nhiều lần để tìm được sự kết hợp hài hòa giữa áp lực lên xuống.

Một cách khác nữa là người điều khiển thả chân côn cho đến khi số vòng quay động cơ giảm đi sau đó nhấn chân ga khi chân côn cài khớp. Vào thời điểm này xe sẽ bắt đầu chạy. Cố gắng cho số vòng quay động cơ đủ để tránh bị dừng khi nhấc chân côn và luôn sẵn sàng kéo chân phanh để dừng lại trong trường hợp khẩn cấp. Quá trình này có thể khó khăn một chút đối với người chưa quen dùng 3 loại bàn đạp 

Khi thả chân côn quá nhanh xe sẽ bị dừng và tắt máy. Nếu tiếng động cơ nghe có vẻ như sắp dừng, ngay lập tức giữ chân côn tại chỗ hoặc đạp xuống hơn một chút.Trong khi chân côn đang ở vị trí trung tâm là vẫn đang đạp côn ( âm côn) mà xe lại chạy quá tốc độ sẽ khiến các bộ phận của chân côn bị hao mòn, dễ bị trượt hoặc bốc khói, nhanh hỏng hóc trong quá trình truyền động.

 Bước 11 Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2.

Hãy lưu ý điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc xe của bạn đang lái để tốc kế sẽ đạt đến bao nhiêu trước khi chuyển số. Nên học cách nhận biết âm thanh động cơ bắt đầu chạy và khi tăng tốc. Đạp chân côn và chuyển cần số thẳng xuống từ vị trí số 1 vào vị trí dưới cùng bên trái

Hiện nay trong một số dòng xe có trang bị ‘ đèn sang số’ hoặc chỉ bảo trên đồng hồ đo tốc độ sẽ cho người lái biết được khi nào cần chuyển đổi để không tăng tốc độ vòng quay quá nhanh.

Để chuyển số đối với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn đồng nghĩa chân côn phải được đạp hết. Trong lúc nhả chân côn để xe chuyển động cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn điều này sẽ giúp việc chuyển số diễn ra dễ dàng. 

 Tránh cho chân côn không bị mài, giữ cho máy mới khỏe, bị ì người lái nên thực hiện đúng thao tác ‘côn ra- ga vào’ ( giảm ga và cắt côn nhanh - sang số- nhả côn từ từ kết hợp tăng ga)

Điều cần lưu ý: hộp số, chân côn, chân ga, chân phanh cần được tập luyện để có thể điều khiển trơn tru và dễ dàng.  Đặc biệt là số 1 nên mớm côn từ từ, số 2 nhanh hơn một chút và tiếp đó lần lượt là 3-4-5, tùy thuộc vào tốc độ và số để mở côn.  Việc lên số và lên côn để di chuyển xe nếu không kết hợp đồng đều xe dễ bị chết máy hoặc bị rù máy và ảnh hưởng tới chất lượng của động cơ.

Bước 12 Nhả chân côn từ từ và ấn nhẹ bàn đạp ga

Thời điểm lên số là khi vòng tua máy lớn, tiếng máy gằn và tiếng ống xả to hơn bình thường. Nếu đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, nên chuyển số muộn hơn một chút để tận dụng lực kéo lớn ở số thấp.

Khi xe khởi động việc nhả chân côn và đạp ga bắt buộc phải được thực hiện cùng lúc để đảm bảo thay đổi của bộ ly hợp trơn tru, tránh tình trạng xe bị giật và ì máy.Vì xe đã di chuyển trong trường hợp này người lái có thể nhả chân côn nhanh hơn một chút so với khi bắt đầu.

Bước 13 Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn

Trong khi xe đang cài số và đạp ga nên nhả chân côn hoàn toàn. Tránh để chân nghỉ trên chân côn, việc nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc của chân côn, điều này sẽ khiến chân côn dễ bị mòn nhanh chóng.

Bước 14 Khi muốn dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc độ

Khi chuẩn bị dừng lại, nhả chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh xuống khoảng 15km/h, xe sẽ bắt đầu rung giật. Để tránh cho xe bị tắt máy, nhấn hoàn toàn chân côn xuống và di chuyển cần số đến vị trí trung tâm ( số N).

Hãy chú ý khi phanh xe, cần số phải ở số chạy chứ không phải số N, vì nếu ở số N xe sẽ chạy theo quán tính khiến phanh chậm tác dụng. Phanh cho tới khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải một chút sau đó cắt côn và đưa cần số về vị trí N.

Khi xe đang di chuyển chậm, hãy giảm áp lực lên bàn đạp phanh cho đến khi được giải phóng hoàn toàn. Lúc này lực tác động lên trọng lượng ở phía trước và phía sau xe, sau đó được phân phối lại cho đến khi xe dừng hẳn. Để có được cú phanh hiệu quả, nhẹ nhàng không nên nhả phanh quá sớm.

Bước 15 Cách lùi xe số sàn

Khi muốn dừng/đậu/đỗ xe chỉ cần đạp hết chân côn và đạp thắng sau đó vào số lùi ( số R), tiếp theo là nhả chân côn từ từ rồi nhả luôn chân thắng. Không để xe bị tắt máy cho đến khi xe bắt đầu lùi lại theo ý người điều khiển. Nếu muốn xe lùi nhanh thì nhả chân thắng cùng chân côn nhiều hơn, còn muốn lùi xe  từ từ thì chỉ cần kiểm soát côn và thắng theo tốc độ phù hợp.

 

Những sai lầm phổ biến khi lái xe số sàn

Lỗi hay gặp phải nhất ở những người mới lái số sàn là dùng sai chân côn. Với tâm lý sợ chết máy , nhiều tài xế có thói quen xấu là đạp chân côn khi xe đã lăn bánh, điều này khiến bộ phận côn làm việc nhiều hơn dẫn đến tình trạng nhanh bị hao mòn. 

Tuyệt đối không nên đạp nửa vòng côn mà đã vào số, vì ly hợp chưa được ngắt hoàn toàn, nên thao tác này sẽ tạo áp lực và gây hại cho côn.

Ly hợp của dòng xe dầu ( diesel ) khó đóng kết nối hơn so với xe chạy xăng. Tuy nhiên hãy để chân trái nghỉ ngơi dưới sàn thay vì tạo áp lực lên bàn đạp.

Nghỉ tay trên cần gạt số cũng là thói quen gây nguy hiểm nhưng nhiều tài xế vẫn còn chủ quan. Cần số sàn kết nối thuần cơ khí với một loạt vòng bi và lò xo bên dưới nên chúng có thể bị hỏng khi bị áp lực trong một thời gian dài. Việc rảnh tay trên cần số có thể vô tình gạt sang số khác khi lái xe gặp tình huống bất ngờ.

Gạt cần số về số lùi ( R) mà khi xe vẫn còn lăn bánh có thể làm thay đổi hướng xoay của bánh xe và nguy hiểm cho người ngồi trong xe. Khi chuyển số tiến hoặc lùi, lúc này một bánh răng nhỏ hơn được kết nối vào trục, nếu xe không dừng bánh răng sẽ bị mài mòn thậm chí vỡ ra nếu đi ở tốc độ cao

Lợi thế của số sàn là tài xế có thể ấn định xe ở một số nào đó , nên nhiều tài xế có thói quen chạy xe gạt số ở số cao để hạ thấp vòng tua máy nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng lưu ý nếu chạy không đúng số, số cao hơn ngưỡng vòng tua để chuyển động có thể gây tình trạng ì máy.

 Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn

Tài xế nên chú ý một số thao tác dành cho xe số sàn sau đây để có mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý cũng như chủ động kiểm soát được các tình huống bất ngờ trên đường di chuyển

Ra vào đúng tốc độ

Đa số những tài xế hiện nay hay sang số khi máy chưa đủ vòng tua dẫn đến việc xe bị ì, không thoát máy. Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe và nên học cách tạo đà .

Có thể hiểu cụ thể rằng số 1 tương ứng với tốc độ khoảng 5- 10km/h , số 2 10 - 15km/h, số 3 là 15- 30km/h, số 4 là 35-40km/h và số 5 là trên 45km/h. Vậy nên chỉ cần học vào số xe hợp lý sẽ giúp máy xe khỏe hơn, thao tác sang số nhanh ( giảm ga và cắt côn nhanh sau đó sang số và nhả côn từ từ tích hợp tăng ga) thì có thể xử lý chướng ngại vật dễ dàng, xe đi được êm hơn, nhanh hơn.

Sử dụng chân côn hợp lý

Để côn tiếp xúc với bánh đà của máy đột ngột là nguyên nhân chính làm côn mau mòn. Khi đạp nhả côn, nếu xe không khựng lại hay vọt tới, tiếng máy không thay đổi và tốc độ xe di chuyển êm ái thì người lái đang thực hiện đúng thao tác. Trường hợp xe chạy trên đoạn đường xấu, tài xế nên cắt côn tùy lúc để tránh bị giằng. Đồng thời khi vượt chướng ngại vật trong thành phố, đô thị đông người nên rà côn để đảm bảo an toàn.

Chú ý khi dùng phanh tay

Những trường đào tạo lái xe thường dạy người lái sử dụng phanh tay để đề-pa ngang dốc và siết phanh tay khi tụt dốc. Nhưng thật ra đây lại là một sai lầm vì phanh tay thiết kế không thể dừng được khi xe đang chạy mà chỉ có thể giữ xe đứng yên. Nếu phanh tay không được nhả ra hoàn toàn trong lúc xe chạy sẽ dễ bị mòn và gặp hiện tượng phanh láng bóng do trượt bố phanh.

 Không nên cố gắng dừng xe chỉ bằng phanh tay sẽ rất nguy hiểm và có khả năng cao nhiệt phát sinh làm sôi dầu nhanh dẫn đến việc phanh bị mất tác dụng.Tài xế nên dùng cách đề-pa truyền thống sẽ dễ sử dụng và an toàn hơn

Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường

Việc dùng ‘ côn - phanh tay-  ga’ hoặc ‘ côn - phanh chân - ga’  khi xe tắc đường trên dốc sẽ khiến bác tài vật vã đổ mồ hôi, tay chân mỏi mệt. Để đề-pa liên tục khi tắc đường ở đoạn dốc, người lái cần phải cứng ta và thành thạo nhuần nhuyễn ‘côn-ga’ thì mới có thể giữ xe đứng trên đoạn đường này. Suy ra phải giữ âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng được trên dốc, nếu xe bị lùi nên thêm chút ga còn xe hơi nhích thì ngược lại.

Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa

Khi không điều khiển được chân côn dẫn đến việc nhả côn quá tầm có thể làm chết máy.

Muốn nhả côn phải để ga thốc lên vòng tua máy tầm 1.500-2.000 vòng/phút và trong quá trình nhả côn lại nếu không giữ đều chân ga thì đầu xe không ngóc lên được

Trong quá trình nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên mà cắt phanh sẽ có nguy cơ cao bị tụt dốc, có thể xử lý nhanh nếu nhả thêm côn và ga thốc lên

Sau khi cắt phanh tay không được giữ nguyên chân côn và chân ga sau khi bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng 100% sẽ tụt dốc nên cần thật nhạy bén bình tĩnh đạp côn, phối hợp phanh và kéo phanh tay để thao tác lại cú đề-pa

Để dừng trên dốc hay đạp côn với phanh

Khi di chuyển thấy xe rung rung hãy nhả côn thật từ từ rồi chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên giúp xe lên dốc dễ dàng. Cách này chỉ phù hợp khi xe đỗ trong thời gian ngắn, nếu không sẽ khiến tài xế bị mỏi chân

Khi nào nên về số "mo"?

Xe đang đi trên đường mà trả về số 0 là việc mà bác tài nên hạn chế vì thực chất không làm tiết kiệm xăng mà còn làm cho quán tính xe tăng lên đột ngột khiến dễ mất lái và không kiểm soát được tốc độ.

Khi xe chuẩn bị tới đèn đỏ, không nên trả xe về số 0 để xe di chuyển tự do đến vạch dừng vì phanh xe không ăn thì xe dễ đâm vào những chướng ngại vật ở phía trước

Tóm lại khi đang di chuyển không để xe về số 0. Nên trả về số thấp, giảm tốc độ từ từ khi chuẩn bị dừng đèn đỏ và có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi gặp chướng ngại vật bất ngờ ở phía trước.

Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay

Sau khoảng thời gian xe không vận hành thì đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng hóc vì đa phần lúc này dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt chỉ còn lại một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khi khởi động xe lúc này nên cho động cơ có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm hoàn toàn lên xilanh. Bật chìa khóa khởi hành và nên để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng 1 phút trước khi vận hành xe.

==> Mua bán xe ô tô 2021

Hy vọng sau bài viết này bạn đọc và những người mới học lái xe  có thể tham khảo qua được những bước cơ bản lái xe số sàn, lưu ý cần biết khi lái xe để có được những hành trình di chuyển an toàn. 

Tinbanxe.vn là website chuyên cung cấp các thông tin nóng hổi về thị trường xe ô tô trong và ngoài nước. Cập nhật những mẫu xe mới ra mắt, giá xe chính xác giúp bạn đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời nhất. Ngoài ra đơn vị chúng tôi tự hào là sàn thương mại mua bán ô tô uy tín, đảm bảo tại Việt Nam, tiếp cận người dùng có nhu cầu, giao dịch thuận tiện dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đánh giá bài viết:4/5

Bài viết liên quan

Bản mới Mitsubishi Pajero Sport bổ sung trang bị với...

Bản mới của Mitsubishi Pajero Sport đã được âm...

Bỏ túi kinh nghiệm hạn chế va chạm ô tô ở bãi đậu xe

Không tuân thủ luật giao thông trong bãi đậu xe là...

Những nguyên nhân khiến ô tô gặp hỏa hoạn

Ở Việt Nam, những vụ cháy xe xảy ra không hề hiếm....

Làm thế nào để biết khi pin ô tô điện bị hỏng?

Khi pin xe ô tô điện bị giảm chất lượng thì ô tô...

6 lời khuyên hữu ích để chăm sóc xe điện của bạn trong...

Giống như các thiết bị công nghệ hiện đại ngày...

Những phụ kiện hữu ích trang bị trên ô tô nhằm bảo vệ ô...

Thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm thất thường như...

Kinh nghiệm chọn lốp xe cho ôtô

Trong những năm gần đây thị trường lốp xe tại Việt...

Nếu chiếc ô tô cũ của bạn đang rất hao xăng những việc...

Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải...

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi trời có mưa báo, sấm...

Lái xe ô tô dưới điều kiện thời tiết có mưa bão...

Những kinh nghiệm hữu ích để xử lý an toàn khi ô tô bị...

Vừa qua vụ ô tô khách 29 chỗ chở 30 người gồm lái...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây