Trong thời gian sử dụng, ‘xế cưng’ của bạn sẽ gặp những hư hỏng ở hệ thống phun nhiên liệu và làm sáng đèn báo hỏng cảm biến oxy. Do đó, người dùng nên hiểu chính xác, cũng như nắm rõ cảm biến oxy là gì sẽ giúp bạn tránh được việc bị mất tiền oan vì thật chất thiết bị này không cần phải thay liên tục
Ngành công nghệ hiện nay luôn đang trong đà phát triển không ngừng, nhiều thiết bị hiện đại đã được ra mắt nhằm hỗ trợ cho người sở hữu xe có thể nắm được tình trạng của xe. Những thiết bị đó là các bộ phận cảm biến được trang bị lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống động cơ vận hành của xe ô tô. Khi có một bộ phận nào gặp vấn đề, đèn báo ‘ Check engine’ kiểm tra động cơ sẽ bật sáng.
Nhờ thiết bị này mà người thợ có thể kiểm tra nhanh chóng và cụ thể từng phần bị hỏng mà không cần tốn nhiều thời gian tháo lắp toàn bộ hệ thống như lúc trước. Có rất nhiều loại cảm biến sẽ được lắp đặt tùy thuộc vào loại xe và hãng xe. Loại phổ biến nhất hiện nay là cảm biến khí nạp, trục cam, kích nổ, cảm biến vị trí bướm ga và cảm biến oxy
Cảm biến oxy trong xe ô tô có vai trò tương tự như chiếc máy đo lượng khí oxy còn dư trong khí thải động cơ. Từ đây, dữ liệu sẽ được truyền về ECU ( bộ kiểm soát và điều khiển điện tử trung tâm), sau đó ECU sẽ tính toán và đưa ra phương pháp cân chỉnh nhiên liệu cùng lượng không khí nạp vào động cơ phù hợp để đạt hiệu suất cao nhất
Được biết thực tế rằng lượng oxy được nạp vào động cơ sẽ thay đổi theo từng giây. Nguyên nhân chính là có rất nhiều yếu tố tác động đến lượng oxy chẳng hạn như nhiệt độ bên trong động cơ, nhiệt độ môi trường, tải trọng của động cơ, độ cao địa hình so với mực nước biển,... Do đó, nếu như cảm biến oxy bị hỏng, ECU không đưa ra được những thông tin xử lý chính xác sẽ tạo ra nguy cơ gây lãng phí nhiên liệu, nghiêm trọng hơn là làm giảm tuổi thọ của động cơ.
Cảm biến oxy hiện nay có 2 loại là nung nóng và không nung nóng
Cảm biến nung nóng( heated): Được hiểu là dòng cảm biến có lắp đặt một điện trở bên trong để sấy nóng bộ cảm biến. Điều này đã hỗ trợ cho cảm biến có thể nhanh chóng dạt được nhiệt độ hoạt động ( 600 đến 650 độ F hoặc 315 đến 343 độ C), có thể ngay lập tức sản sinh điện thể và truyền về ECU
Cảm biến không nung nóng ( unheated): Loại cảm biến này không lắp điện điện trở mà chỉ có thể đợi thiết bị tự nóng lên đến khi đạt được nhiệt độ phù hợp để làm việc. Nhược điểm của loại cảm biến này là phải mất thời gian đợi khá lâu, do đó khi mới bắt đầu di chuyển, xe sẽ phải chạy với lượng hòa khí và nhiên liệu không đạt chuẩn
Trường hợp khí xả động cơ đi qua đường ống có lắp đặt cảm biến oxy, sự tiếp xúc của lượng oxy trong khí thải lúc này với đầu dò cảm biến sẽ tạo ra một dòng điện thế có tỷ lệ nghịch với lượng oxy còn trong khí thải và truyền về ECU.
Khi lượng oxy thải ra từ động cơ cao ( thiếu xăng) thì dòng điện thế phát sinh sẽ trên mức khoảng 0.1V. Ngược lại dòng điện sinh ra từ cảm biến đạt mức 0,9V nếu lượng oxy thải ra thấp ( thừa xăng).
Trên dòng điện này ECU sẽ tự điều chỉnh lại thời gian cho phép phun nhiên liệu phù hợp hơn để giúp lượng xăng và oxy trong động cơ đạt tiệm cận ở mức hoàn hảo và nâng cao hiệu suất động cơ
Đa phần trường hợp ‘chết’ cảm biến oxy sẽ làm cho lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng vọt ( từ 20 đến 30%) so với mức thông thường. Đồng thời sẽ suất hiện những dấu hiệu như máy rung và bị ì khi xe chạy với vận tốc thấp.
Nguyên nhân chính gây ra các lỗi trên là khi không có cảm biến, ECU chỉ tính toán được lượng nhiên liệu dựa trên cảm biến về tổng lưu lượng khí nạp vào động cơ và không tính được chính xác lượng oxy được đốt cháy. Điều này dẫn tới tình trạnh bơm vào thừa nhiên liệu mặc dù có rất ít oxy.
Sử dụng xăng dầu chất lượng hoặc nhiên liệu nói chung là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng của mỗi chiếc cảm biến oxy. Nhiên liệu tại Việt Nam thường có chất lượng kém, bị pha nhiều tạp chất, từ đó sản sinh ra các loại khí thải độc hại cho con người, làm phá hủy những thành phần có phản ứng với oxy, nguyên nhân làm cảm biến bị hỏng. Vậy nên tuổi thọ của mỗi chiếc cảm biến thường chỉ dùng được từ 80 - 100 nghìn km ở Việt Nam. Trường hợp 'chết' cảm biến, người lái chỉ có một cách duy nhất là thay mới thiết bị cảm biến
Lưu ý với những trường hợp đèn báo ' check enginer' bật sáng nhưng thực tế thiết bị cảm biến không bị hư hỏng hoàn toàn. Sẽ xuất hiện một số lỗi cơ học như đứt dây điện, cảm biến bị cong vẹo hoặc bị gãy. Khi gặp trường hợp này, người chủ xe có thể nối lại dây điện hoặc cân chỉnh lại cho phù hợp
Tuy nhiên nếu chủ xe để ý thấy lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe tăng cao thì hãy tháp thiết bị cảm biến oxy để vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các loại muội than, tạp chất bám trên đầu dò. Thao tác này giúp tối ưu độ nhạy cảm cho cảm biến và hạn chế mức tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả.
Dùng đồng hồ đo điện trở nung nóng của cảm biến Oxy nằm khoảng 6-13Ω ( cảm biến A/F khoảng 2-4Ω )
Sử dụng máy hiển thị sóng hoặc kiểm tra data list trong máy chẩn đoán để thấy được thông số của cảm biến Oxy khi đang nổ máy, cảm biến oxy số 1 phải dao động tín hiệu trong khoảng 0.1V - 0.9V. Đối với cảm biến oxy số 2 phải ít thay đổi ( nếu như thay đổi liên tục theo tín hiệu cảm biến oxy số 1 thì bầu catalytic sẽ hư )
Đối với cảm biến A/F không thể đo bằng tín hiệu đồng hồ mà phải sử dụng máy chẩn đoán để phân tích Data list ( mức bình thường nằm vào khoảng 3.2V ) có thể kích hoạt nhằm kiểm tra cảm biến A/F bằng máy chẩn đoán
Phân tích thông số Long Term Trim và Short Term Fuel để thấy rõ được sự hiệu chỉnh của nhiên liệu
Hy vọng sau bài viết này bạn đọc có thể nắm được công dụng chính cũng như nguyên lý hoạt động của cảm biến oxy và cách kiểm tra hệ thống khi có tình trạng hư hỏng
Tin Bán Xe là website hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp những thông tin mới nhất về thị trường xe ô tô trong và ngoài nước, giá xe ô tô chính xác đến với bạn đọc. Ngoài ra chúng tôi còn là sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín, hỗ trợ người mua đăng tin mua bán xe miễn phí, rút ngắn quá trình giao dịch và tiếp cận đến hàng nghìn khách hàng có nhu cầu.