•  196/1/29 Cộng Hòa, P.12, TP.HCM

9 thói quen gây chết người của tài xế ô tô Việt và mức phạt mới nhất 2021

Theo dõi Tinbanxe trên

Nhiều tài xế tại Việt Nam hiện nay đang có những thói quen xấu gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông. Sau đây là 9 thói quen chết người của tài xế lái xe ô tô và mức phạt mới nhất 2021 mà các bác tài cần nắm rõ để tránh những rắc rối không đáng có. 

 

Không chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông 

Đây là thói quen xấu của rất nhiều tài xế lái xe. Việc không chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông có thể giúp xe đi nhanh hơn một vài giây nhưng cũng có thể làm chậm cả đời người. Vượt đèn đỏ hay đèn vàng còn gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người tham gia giao thông. 

Mức phạt cho lỗi không chấp hành đúng tín hiệu của đèn thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt từ 3.00.000 - 5.000.000 VNĐ đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.



 

Đi không đúng làn đường

Các tuyến đường di chuyển hiện nay đều được phân rõ làn cho từng loại xe khác nhau, nhưng nhiều tài xế vẫn cố tình vi phạm đi sai làn đường. Không ít trường hợp tài xế lấn làn đường gây ùn tắc giao thông và gây nguy hiểm cho chính mình cùng những người tham gia giao thông khác.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ; tước bằng lái xe từ 01-03 tháng.

Đối với trường hợp di chuyển không đúng làn đường theo quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 VNĐ và tước bằng lái xe 02-04 tháng.

 

 

Sử dụng điện thoại di động khi lái xe

 

Điện thoại di động hiện nay là vật bất ly thân của nhiều người,  trong đó các tài xế cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng điện thoại khi lái xe khiến tài xế mất tập trung, không phản ứng kịp trước tình huống bất ngờ. Rất nhiều trường hợp tài xế sử dụng điện thoại quên không dừng đèn đỏ, vô tình va chạm với các phương tiện tham giao thông khác hay qua đường không quan sát gây tai nạn nghiêm trọng. 

Theo nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt như sau: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ (điểm a, khoản 4 Điều 5).

 

 

Uống rượu bia khi tham gia giao thông 

Uống rượu bia trước khi tham gia giao thông là thói quen xấu của rất nhiều tài xế lái xe hiện nay. Sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây mất tập trung, say xỉn, buồn ngủ, không tỉnh táo để xử lý các tình huống bất ngờ dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng.

 

 

Mức phạt dành cho những người vi phạm hành vi này là mức phạt mạnh nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP so với Nghị định 46 trước đây. Người điều khiển tham gia giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị phạt tiền từ 800.000 - 40.000.000 VNĐ, tước bằng lái xe 2 năm tùy thuộc vào loại phương tiện và mức độ cồn trong máu. 

 

Sử dụng đèn pha vô tội vạ

 

Đèn pha chỉ được sử dụng trong những khu vực hẻo lánh, không có đèn đường và ít xe đi lại. Sử dụng đèn pha giúp người lái mở rộng tầm nhìn hơn, tránh được những chướng ngại vật ở xa. 

Hiện nay có nhiều tài xế có thói quen bật đèn pha vô tội vạ, bật đèn trong khu đông dân cư, nhiều xe cộ di chuyển hay ngay trong khu vực đã có đèn chiếu sáng hoặc khi xe đối diện đã chủ động bật đèn cos. Việc sử dụng đèn pha sẽ khiến xe đối diện bị chói mắt, gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ.

 

Bóp còi inh ỏi

 

Đa phần các tài xế ở Việt nam thường có thói quen xấu đó là bóp còi inh ỏi khi di chuyển trên đường hoặc khi không thể chờ đợi phương tiện phía trước nhường đường.Việc này không những gây khó chịu cho những người xung quanh mà còn có thể làm người khác giật mình dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô có thể bị phạt đến 3.000.000 triệu đồng và tịch thu còi nếu vi phạm các lỗi về còi xe.

 

 

Không cài dây an toàn 

Dây an toàn là một trong những tính năng cơ bản mà bất kỳ ô tô nào cũng phải có. Nhiều dòng xe hiện đại ngày nay còn bổ sung thêm hệ thống cảnh báo quên thắt đai an toàn. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay đôi khi là quên, lười và không xem trọng việc thắt đai an toàn. 

Việc không thắt dây đai an toàn rất nguy hiểm, nếu xảy ra tai nạn va chạm, người ngồi trên xe có thể bị va đập vào bảng taplo ô tô, kính chắn gió hay vô lăng với lực và vận tốc mạnh. Cụ thể, nếu chạy xe với vận tốc 50 km/h thì lực va đập được ước tính bằng rơi từ độ cao 40m xuống đất.

Ngoài ra, nếu như xe vào cua hay phanh gấp nếu không thắt dây an toàn, người ngồi trên xe có thể bị va vào phía trước hay văng sang hai bên, khiến tay vô tình chạm vào vô lăng và dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm. 

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn khi đi ô tô như sau: 

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ: Tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 VNĐ: Người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

 

Treo nhiều vật nặng dưới gương chiếu hậu trong xe

 

Nhiều tài xế tại Việt Nam thường có sở thích treo tượng phật, nước hoa, bùa hay đồ chơi dưới gương chiếu hậu trong xe. Điều này tưởng chừng như không có ảnh hưởng gì nhiều nhưng lại có nguy cơ gây nguy hiểm cho người lái. Nếu xảy ra tai nạn, những vật nặng đó sẽ giống như viên đạn bắn ra làm vỡ kính chắn gió. Treo đồ vật nặng dưới kính chiếu hậu còn làm tăng nguy cơ bị va đập khi thắng gấp hoặc xảy ra va va chạm. 

 

 

Hiện nay, vẫn chưa có quy định hay mức phạt cụ thể cho hành vi này, tuy nhiên tài xế nên tránh treo những đồ vật nặng dưới đèn chiếu hậu  trong xe để giảm rủi ro cho bản thân mình và những người ngồi trên xe. 

Để đồ trang trí trên bệ cửa kính 

Đặt đồ trang trí trên bệ cửa kính ô tô như tượng phật, nước hoa, khăn giấy,...Trường hợp phanh gấp hoặc tai nạn, các đồ vật này không được cố định chắc chắn sẽ va đập vào tài xế và người ngồi trên xe. 

 

 

Tuy hiện nay chưa có quy định nào cho hành vị này, nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người ngồi trên xe tốt nhất không nên để các đồ vật lên bệ cửa kính. 

 

=> Xem thêm:

Đánh giá bài viết:4/5

Bài viết liên quan

Bản mới Mitsubishi Pajero Sport bổ sung trang bị với...

Bản mới của Mitsubishi Pajero Sport đã được âm...

Bỏ túi kinh nghiệm hạn chế va chạm ô tô ở bãi đậu xe

Không tuân thủ luật giao thông trong bãi đậu xe là...

Những nguyên nhân khiến ô tô gặp hỏa hoạn

Ở Việt Nam, những vụ cháy xe xảy ra không hề hiếm....

Làm thế nào để biết khi pin ô tô điện bị hỏng?

Khi pin xe ô tô điện bị giảm chất lượng thì ô tô...

6 lời khuyên hữu ích để chăm sóc xe điện của bạn trong...

Giống như các thiết bị công nghệ hiện đại ngày...

Những phụ kiện hữu ích trang bị trên ô tô nhằm bảo vệ ô...

Thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm thất thường như...

Kinh nghiệm chọn lốp xe cho ôtô

Trong những năm gần đây thị trường lốp xe tại Việt...

Nếu chiếc ô tô cũ của bạn đang rất hao xăng những việc...

Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải...

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi trời có mưa báo, sấm...

Lái xe ô tô dưới điều kiện thời tiết có mưa bão...

Những kinh nghiệm hữu ích để xử lý an toàn khi ô tô bị...

Vừa qua vụ ô tô khách 29 chỗ chở 30 người gồm lái...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây