99% người lái xe không thực hiện tất cả các bước rất nhỏ nhưng quan trọng trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Kết quả chính là trong khi lái xe, bạn có thể gặp phải các sự cố không mong muốn và các vấn đề liên quan đến tình trạng của xe khi đang trên đường. Dưới đây là 7 bước nhất định bạn phải làm để bảo vệ cả người và xế cưng của bạn nhé!
Có đến 99% người điều khiển ô tô được khảo sát không có thói quen này trước khi mở cửa xe. Cách đây không lâu, tạp chí Đẹp từng đưa tin về việc một tài xế điều khiển xe được gõ cửa kính xe khi dừng đèn đỏ để thông báo về việc một lốp sau có dấu hiệu bị xẹp . Và vị chủ nhân của chiếc xe này chỉ mới rời khỏi nhà chưa đầy 20m.
Câu chuyện trên là minh chứng rõ ràng nhất cho việc bạn phải có thói quen nhìn thoáng qua tất cả các bánh xe trước khi chuyển động. Để thực hiện công việc này, chủ xe chỉ mất chưa đầy 1 phút để vòng quanh xe và kiểm tra toàn bộ vỏ xe. Nếu thất bất kỳ lốp nào bị xẹp hẳn thì chủ xe hãy nhanh chóng gọi thợ nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra cũng như tiết kiệm lớn về chi phí.
Khi lốp non, hoặc còn 1/3 áp suất, chủ xe thường khó nhìn rõ bằng mắt thường. Do đó, tài xế cần tập làm quen với việc điều khiển xe đi kiểm tra áp suất và thường xuyên bổ sung hơi. Và đừng quên kiểm tra lốp xe trước khi di chuyển. Tạo thói quen kiểm tra tất cả các bánh xe trước khi lên xe có thể giúp chủ xe giảm thiểu rủi ro va quệt, tại nạn không đáng có từ việc tụt hơi bất ngờ khi đang di chuyển.
Hầu hết tất cả các tình trạng hỏng hóc của xe đều được hiển thị trên bảng thông báo. Do đó, tài xế nên xem bảng điều khiển này trước khi cho xe di chuyển. Khi đèn báo check engine (đèn báo kiểm tra động cơ) sáng, chủ xe hãy nên tranh thủ dành thời gian để xe kiểm tra khắc phục những lỗi hỏng hóc kịp thời, mang lại sự an toàn và tiết kiệm chi phí.
Nhiều diễn đàn ô tô lớn đã có nhiều trường hợp báo cáo tài xế quên nhả phanh tay hoặc phanh chưa nhả hết mà đạp mạnh chân ga để xe di chuyển. Kết quả là chiếc xe bị cháy "má phanh" hoặc thậm chí vòng bi bị biến dạng. Tình trạng trên không chỉ xảy ra với những chủ xe mới mà ngay cả những lái xe đã có kinh nghiệm.
Để tránh mắc phải sai lầm này, lái xe nên tập thói quen kiểm tra hệ thống phanh trước khi lái xe. Nếu phát hiện có vấn đề, chủ xe có thể nhanh chóng mang xe đi sửa chữa. Việc sửa chữa phanh không kịp thời có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm như mất phanh ở tốc độ cao hoặc khiến xe bị lật khi vào cua.
Hệ thống đèn chiếu sáng có thể không có nhiều tác dụng vào ban ngày, nhưng nó cực kỳ quan trọng khi lái xe vào ban đêm. Vì vậy, trước khi phóng xe, chủ xe cần tập thói quen bật và kiểm tra đèn. Xem đèn còn hoạt động bình thường không.
Quá trình kiểm tra có thể được thực hiện tuần tự với xi nhan, đèn pha, đèn hậu… hoặc người lái có thể bật trực tiếp tất cả các đèn rồi xuống xe để quan sát. Nếu đèn bị lỗi, chủ xe có thể chủ động mang xe đến xưởng để sửa chữa và thay thế đèn mới. Ngoài ra, việc kiểm tra hệ thống đèn còn giúp tài xế tránh bị phạt nếu vô tình rẽ hoặc xin xuống đường mà không có tín hiệu đèn xi nhan hay không sử dụng đèn khi di chuyển vào ban đêm.
Khi đỗ xe, nhất là trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ trong cabin có thể lên tới 50, 60 độ C. Vì vậy, trước khi lên xe, đầu tiên người lái phải tiến hành tản nhiệt để không bị "sốc nhiệt" gây đột quỵ do nhiệt hoặc các rối loạn về tim và huyết áp về lâu dài. Việc tản nhiệt trước cũng giúp giảm áp lực cho động cơ xe và tiết kiệm nhiên liệu. Có hai cách phổ biến như:
Bước 1: Mở ô cửa sổ bên ghế lái phụ
Bước 2: Chủ xe quay lại ghế lái chính, từ từ mở cửa ghế phụ rồi nhẹ nhàng đóng lại. Sau đó, người lái xe tiếp tục lặp lại thao tác mở và đóng thật đều tay khoảng 10 lần, điều này có tác dụng giảm từ 10 đến 15 độ bên trong cabin.
Ngoài việc giải nhiệt, tài xế cũng phải làm quen với việc mở tất cả các cửa kính xe. Điều này là do có một lượng nhỏ khí benzen cực kỳ nguy hiểm trong cabin trong quá trình đỗ xe. Loại khí này sản sinh khi các chất liệu bên trong ca-bin như nhựa, tổng hợp, da, cao su… bị “nung” ở nhiệt độ cao dưới trời nắng nóng.
Hầu hết các tài xế khi bước vào ca-bin của ô tô đều lập tức bật điều hòa để xua tan cảm giác nóng nực khó chịu. Tuy nhiên, thói quen này vô cùng nguy hại cho cả cơ thể con người và thiết bị trên xe.
Người lái xe: Nhiệt độ thay đổi liên tục khiến huyết áp lên xuống bất thường, các lỗ chân lông đang mở để thoát nhiệt đột ngột co lại, gây ra tình trạng “sốc nhiệt” hay say nắng cho người lái xe. Các triệu chứng này lo ngại này gây ảnh hưởng đến hệ mạch, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ gây tử vong cao.
Đối với chiếc xe : Nếu hệ thống làm mát được bật khi khởi động động cơ, dải vòng tua còn thấp sẽ làm tăng áp lực lên động cơ. Điều này làm giảm tuổi thọ của các chi tiết máy. Ngoài ra, việc bật điều hòa sớm còn gây tốn xăng và gây lãng phí cho chủ xe.
Mặt khác, nhiệt độ trong cabin tăng vọt cũng đồng nghĩa với việc các chất liệu trong cabin như da, nhựa… giãn nở ở nhiệt độ cao và bị co lại nếu như nhiệt độ xuống thấp, làm giảm thời gian sử dụng của nội thất cabin làm từ các vật liệu này.
Có một giải pháp tốt để giải quyết vấn đề không bật điều hòa ngay khi bạn lên xe. Như đã nói ở phần trước, trước khi vào cabin, chủ xe phải tiến hành tản nhiệt và mở cửa sổ thông gió. Người lái không phải cảm thấy quá nóng nực, khó chịu nếu không có luồng gió mát từ hệ thống điều hòa. Sau khi xe chạy được vài phút, động cơ dần ổn định. Người lái có thể bật điều hòa từ mức cài đặt thấp nhất sau đó tăng dần công suất cho đến khi cảm thấy đủ mát.
Nếu phải đỗ xe trong thời gian dài hoặc chỉ để qua đêm khi không sử dụng, người lái cũng nên làm quen với việc chờ động cơ hoạt động trơn tru rồi mới bắt đầu hành trình.
“Thời gian chờ ” này là do khi xe đứng yên trong thời gian dài, lớp dầu bôi trơn trên các chi tiết máy không còn đủ để đảm bảo cho máy móc hoạt động trơn tru. Do đó, khởi động động cơ và sau đó chờ dầu được lưu thông trong toàn bộ hệ thống của máy. Điều này làm giảm lực ma sát để máy chạy êm và tăng tuổi thọ cho các chi tiết chịu lực và nhiệt do ma sát sinh ra.
Tuy nhiên, tài xế không phải đợi quá lâu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian để dầu bôi trơn hoàn toàn các chi tiết máy chỉ là 15 giây. Sau 15 giây chờ đợi, bạn có thể chuyển số và bắt đầu hành trình của bạn.
Qua 7 bước không thể bỏ qua khi lên xe trước khi bước lên ô tô trên ở bài trên đây, chủ xe đã có những bước chuẩn bị đầy đủ để luôn có một hành trình an toàn và thư thái. Đây đều là những thói quen không khó làm, không tốn nhiều thời gian mà lại hữu ích cho chủ xe và giúp kéo dài tuổi thọ của xe.